Văn hoá uống cà phê sữa vô cùng độc đáo của người Việt

Không biết từ bao giờ mà cà phê lại gần gũi và quen thuộc với người Việt Nam đến như thế. Vị ngọt ngọt, đắng đắng trên đầu lưỡi cùng với hương thơm dịu nhẹ lan toả trên mép tách cà phê làm cho bạn có cảm giác vô cùng sảng khoái. Và cứ như vậy cà phê đã đi vào lòng người Việt một cách nhẹ nhàng, thân thương. Mọi người thường sẽ thưởng thức cà phê tại nơi làm việc, khi gặp gỡ đối tác, khi trò chuyện với bạn bè và người thân,… Cà phê là một phần quan trọng trong cuộc sống và công việc của mỗi người. Thế nhưng có mấy ai đã hiểu rõ về nét văn hóa uống cà phê sữa của người Việt mình.

Sự xuất hiện của cà phê ở Việt Nam

Cà phê có nguồn gốc từ phương Tây, theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thời thuộc địa. Ban đầu thứ thức uống này chỉ dành riêng cho giới quý tộc, các quan chức Pháp, hay tầng lớp trí thức nơi thành thị. Dần dần cà phê trở thành thứ thức uống phổ biến trong cuộc sống của người dân. Ngày nay cà phê Việt không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới mà còn tạo dựng được nét cà phê rất riêng của người Việt. Hai loại cà phê được sử dụng và trồng phổ biến ở Việt Nam là Arabica và Robusta. Mỗi loại đều mang lại tên tuổi của nó ở trong nước cũng như ở nước ngoài về sản lượng, chất lượng, mùi vị.

Cà phê có nguồn gốc từ phương Tây
Cà phê có nguồn gốc từ phương Tây

Nét văn hóa cà phê người Việt

Văn hóa cà phê gắn liền với đời sống của con người Việt Nam. Mỗi lứa tuổi, mỗi tầng lớp chọn cho mình cách thưởng thức cà phê khác nhau. Người lớn tuổi thích ngồi ở những quán cà phê bình dân, trò chuyện, đánh cờ. Những người trẻ thích họp mặt bạn bè, trò chuyện; tán gẫu qua tách cà phê ở những nơi sang trọng hơn. Người bận rộn đem tách cà phê theo những tập hồ sơ, trên bàn giấy,… Nhưng chung quy lại, cà phê đã rất quen thuộc. Thức uống này trở thành văn hoá ăn uống của người Việt Nam.

Gu thưởng thức của người Việt là: đậm, đắng, thơm mùi hạnh nhân, mùi đất. Tùy mỗi một loại cà phê mà mang lại cho người thưởng thức cái cảm nhận về vị chua, độ dầu, và mùi hương của các loại hoa trái khác nhau. Một ly cà phê ngon là ly cà phê đậm đà hương vị tự nhiên, có độ chua thanh, tươi, sạch lưỡi; có độ dầu đậm và đặc biệt hơn là tỏa ra hương thơm dịu, dễ dàng chinh phục vị giác của bất cứ ai.

Văn hoá uống cà phê sữa vô cùng độc đáo của Việt Nam

Một văn hoá uống cà phê độc đáo của Việt Nam nữa đó chính là cà phê sữa
Một văn hoá uống cà phê độc đáo của Việt Nam nữa đó chính là cà phê sữa

Một văn hoá uống cà phê độc đáo của Việt Nam nữa đó chính là cà phê sữa. Đúng với tên gọi của nó, cà phê sữa gồm cà phê và sữa đặc có đường. Trộn chung rồi khuấy đều là dùng được ngay. Trông đơn giản và dễ chế biến vậy thôi nhưng để có một ly cà phê sữa ngon phải đảm bảo được hai thành phần cà phê và sữa đặc. Cà phê được pha chế từ hạt cà phê rang say thô. Sau đó dùng phin nhỏ giọt vào cốc có sữa đặc bên dưới. Sữa đặc là loại có đường, đặc sánh với vị ngọt vừa đủ.

Cà phê sữa là một sự hoà trộn hài hoà

Khi thưởng thức, người ta khuấy đều để cà phê và sữa. Cả hai hoà quyện với nhau thành cà phê sữa với vị ngọt, đắng và thơm cà phê. Người dùng có thể cho thêm đá để có một ly cà phê sữa đá mát lịm “tỉnh người”. Cà phê sữa là một sự hoà trộn hài hoà giữa cà phê đen và sữa. Điều này vốn đã là những thành phần trái ngược nhau.

Vị đắng của cà phê kết hợp với vị ngọt của sữa. Hương vị này tạo nên một thức uống đặc biệt, ngọt dịu và béo ngậy. Ngoài ra màu sắc cũng là một phần đặc biệt khác. Màu đen của cà phê phin khi được khuấy đều với màu trắng vàng mịn của sữa tạo thành màu nâu đặc trưng mà chỉ có ở cà phê sữa. Năm 2017, cà phê sữa Việt Nam lọt top 15 loại cà phê ngon nhất thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *