Thực đơn BLW cho bé 9 tháng ăn dặm – Mẹ khỏe, con ăn ngon

Ăn dặm BLW hay còn gọi là ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm được các mẹ áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này lệ thuộc nhiều đến khả năng vận động cũng như nhận thức của bé nên không phải lứa tuổi nào cũng có thể áp dụng được. Giai đoạn bé 9 tháng tuổi bắt đầu hiếu động và thích thú với việc khám phá thế giới xung quanh hơn. Bởi vậy, đây cũng là thời gian lý tưởng mẹ nên áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW. Chắc chắn nó sẽ giúp bé yêu đảm bảo dinh dưỡng, ăn uống dễ dàng hơn và phát triển toàn diện hơn.

Ăn dặm BLW là gì?

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm cho phép trẻ được tự quyết định món ăn, cách ăn theo ý mình và bố mẹ phải tôn trọng quyết định này của trẻ.

Ăn dặm bé tự chỉ huy có thể giúp kích thích quá trình phát triển của trẻ được thuận lợi hơn cả về mọi mặt nhất là vận động, khả năng linh hoạt và xử lý cũng như tiếp cận với thức ăn.

Cho dù trẻ được ăn dặm bằng bất kỳ phương pháp nào thì cũng cần phải được đảm bảo các yếu tố sau:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất ở thời điểm này
  • Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong cùng một nhóm chất nên có nhiều loại thực phẩm khác nhau để giúp trẻ có thể đa dạng về khẩu vị
  • Ăn lượng tăng dần từ ít đến nhiều, bắt đầu từ loãng sau đó sệt dần rồi đặc. Ăn từ mịn đến thô
  • Cho bé ăn đúng độ tuổi, đúng cả về phương pháp, cách ăn và các món ăn
  • Tập cho bé thói quen ăn đúng giờ đúng bữa. Nên ăn chung cùng gia đình, ăn tập trung và không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn
  • Đặc biệt không nên ép trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn những món mà trẻ không thích
Ăn dặm tự chỉ huy (BLW - Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm cho phép trẻ được tự quyết định món ăn
Ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm cho phép trẻ được tự quyết định món ăn

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW giúp ích gì?

Khi áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW. Mẹ là người hỗ trợ, chuẩn bị đồ ăn cho con. Khi đó, bé sẽ dùng các kĩ năng của mình để tự ăn, tự lựa chọn đồ ăn. Từ đó đem lại sự thoải mái cho cả mẹ và bé. Đồng thời khi bé tự ăn. Sự tiếp xúc trực tiếp giữa tay và đồ ăn cho bé phát triển các giác quan hơn. Đồng thời việc cho bé tập bốc thức ăn và làm quen với thực phẩm. Sẽ giúp bé yêu hạn chế tình trạng biếng ăn.

Đặc biệt khi con 9 tháng tuổi. Hệ tiêu hóa của con được đủ “khoẻ”. Để đảm bảo có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn, thực phẩm khác nhau. Đây cũng là thời gian vàng giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết bên cạnh sữa mẹ.

Dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi cần gì?

Bé 9 tháng tuổi đã có thể ăn được bột đặc hoặc cơm nhuyễn. Bé cũng đã có thể ăn được cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Và hầu hết các món cá (trừ các loại cá sống, gỏi cá). Hay các loại rau. Vì vậy, mẹ nên chú ý để bổ sung đủ dưỡng chất cho con.

Trẻ 9 tháng tuổi cần được đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và sữa mẹ. Không kéo dài thời gian ăn quá 30 phút. Trong đó:

  • 3 bữa chính sẽ bao gồm món ăn: Cháo ăn dặm, bột ăn dặm hoặc cơm nhão. Với tổng lượng đồ ăn tăng dần theo từng thời kỳ.
  • 3 bữa phụ là: Trái cây, các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua (yaourt), bánh quy…
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 500-600ml/ngày.

Mẹ nên nhớ trong quá trình chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW. Chế độ dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi hàng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Bao gồm: Vitamin, Đạm, Chất béo và chất xơ.

Trẻ 9 tháng tuổi cần được đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và sữa mẹ
Trẻ 9 tháng tuổi cần được đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và sữa mẹ

Lưu ý khi chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

– Thời điểm này, các món ăn của bé không cần phải nấu quá mềm. Các món ăn nên được cắt vừa miếng. Để bé dễ dàng cầm nắm và tự cho vào miệng.

– Không nên lạm dụng việc xay nhuyễn thức ăn. Bé 9 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng. Và dần hình thành khả năng ăn thực phẩm thô nhiều hơn và ăn tốt hơn. Bởi vậy, nếu mẹ vẫn tiếp tục chỉ cho bé ăn cháo được xay nhuyễn sẽ ảnh hưởng đến phải xạ nhai của bé khi ăn. Bé sẽ dễ dàng bỏ qua giai đoạn nhai mà chuyển sang giai đoạn nuốt.

– Cần chú ý tới những loại trái cây dễ gây hóc. Như nhãn, nho… Mặc dù chúng rất ngon và tốt cho sức khoẻ của bé.

– Không nên hâm cháo quá nhiều. Bởi việc hâm lại cháo quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới mùi vị và hàm lượng chất dinh dưỡng trong món ăn. Do đó, khi chế biến các món ăn dặm cho bé. Mẹ cần tính toán lượng ăn cho bé sao cho vừa đủ. Và không bị thừa gây lãng phí.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW

Thực đơn blw1

  • Bánh Sandwich
  • Thịt gà luộc
  • Bông cải luộc

Thực đơn blw2

  • Bánh khoai tây với thịt bò và hành lá (chưa rán)
  • Cà rốt
  • Bí đao

Thực đơn blw3

  • Bánh khoai tây cá hồi
  • Tôm
  • Bông cải trắng

Thực đơn blw4

  • Bánh thịt bò mix rau ngót

Thực đơn blw5

  • Sandwich
  • Đùi gà luộc
  • Dưa hấu

Thực đơn blw6

  • Tôm
  • Su su
  • Cà rốt
  • Mướp đắng

Thực đơn blw7

  • Cơm trứng gà
  • Bí đỏ
  • Dưa leo
  • Bí đao
Hình minh họa thực đơn BLW
Hình minh họa thực đơn BLW

Thực đơn blw8

  • Bánh khoai lang + trứng gà + rau dền
  • Xíu mại

Thực đơn blw9

  • Cơm nắm
  • Bí ngòi
  • Cải thìa
  • Trứng rán

Thực đơn blw10

  • Cơm nắm cá hồi
  • Cà rốt
  • Tôm
  • Cải thìa

Bí quyết chuẩn bị thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng

– Nên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé thường xuyên. Để trẻ không bị có cảm giác chán ăn, lười ăn. Không nên thêm gia vị khi cho bé ăn dặm. Bởi trẻ sẽ hài lòng với hương vị tự nhiên của món ăn. Hơn là thêm đường và muối vào món ăn.

– Không cho bé ăn quá nhiều đạm. Nếu trong khẩu phần ăn của bé có quá nhiều đạm thì sẽ dễ gây ra những vấn đề như: táo bón, đau bụng, khó tiêu. Điều này gây áp lực lớn đến thận và gan của con.

– Không lạm dụng việc xay nhuyễn thức ăn. Bởi bé 9 tháng tuổi thường đã mọc răng. Nếu vẫn còn tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn quá nhuyễn thì bé sẽ nuốt chửng. Không biết cách nhai thức ăn và không cảm nhận được mùi vị.

– Không hâm cháo nhiều lần. Bởi sẽ khiến cho mùi vị của món ăn kém hấp dẫn. Đồng thời các chất dinh dưỡng mất đi hoặc chuyển sang có hại. Vì thế nên khi nấu cần tính liều lượng sao cho vừa đủ bé ăn, không bị thừa.

Trên đây là tất cả quá trình chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 BLW. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho quá trình nuôi dạy con của các mẹ trở nên nhàn và hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *