Những thực phẩm nên tránh cho người bị đau dạ dày

Đau dạ dày được coi là căn bệnh phổ biến hiện nay nhất, gây ra những cơn đau âm ỉ, kèm theo khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn… nó đeo bám bạn hàng ngày và khiến bạn kiệt sức. Bệnh đau dạ dày có thể do rất nhiều nguyên nhân như di truyền từ bố mẹ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày là do chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Lối sống và chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bệnh đau dạ dày. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ không được ăn gì khi bị đau dạ dày.

Nguyên nhân bị bệnh đau dạ dày

– Stress: Khi chúng ta thường xuyên bị tình trạng căng thẳng kéo dài. Đồng nghĩa sẽ làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày. Đồng thời kích thích tăng tiết acid dịch vị, gây mất cân bằng độ PH và sẽ làm bào mòn niêm mạc dạ dày.

– Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích góp phần hủy hoại dạ dày: Nicotine trong khói thuốc lá làm tăng bài tiết acid dạ dày. Đồng thời cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào. Còn nồng độ cồn trong bia rượu cao cũng góp phần phá hủy đi lớp niêm mạc dạ dày. Và làm giảm chức năng hấp thu của các chất, đồng thời bào mòn dạ dày,…

– Thói quen xấu trong sinh hoạt: Khi ăn quá no hoặc quá đói. Khi vừa ăn vừa đọc sách hoặc là xem tivi, hay là ăn quá khuya, và sử dụng thực phẩm bẩn,… Cũng sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá mức, điều này dẫn đến tình trạng loét dạ dày.

Dấu hiệu bị đau dạ dày cấp

Bệnh đau dạ dày là một trong những bệnh mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh đau dạ dày là một trong những bệnh mà rất nhiều người Việt mắc phải

Khi bị viêm dạ dày cấp, người bệnh có dấu hiệu đau vùng thượng vị dữ dội. Cồn cào, nóng rát; có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, hoặc nôn nhiều, miệng hôi, sốt. Thường kèm theo viêm ruột, tiêu chảy… Các dấu hiệu trên có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ nặng dần lên. Các triệu chứng có thể tăng lên sau khi ăn. Nhất là ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, rượu bia. Những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào. Những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas…

Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm dạ dày cấp. Người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Như: nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, Xquang để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, việc cần làm đầu tiên là điều chỉnh chế độ ăn uống.

Những thực phẩm có hại cho dạ dày

Khi bị viêm dạ dày cấp, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, người bệnh cần ngừng ngay việc sử dụng các chất gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Cần dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết ra lên niêm mạc dạ dày để tránh tái phát hoặc gây loét dạ dày. Cụ thể:

– Không ăn thức ăn có nhiều vị chua, có nhiều gia vị như ớt, tỏi, hạt tiêu…

– Không ăn những món ăn gây khó tiêu nhiều chất béo như chiên, xào, nướng.

– Không ăn thức ăn cứng như ngũ cốc thô, các loại hạt, măng khô, thức ăn nhiều xương…

– Không ăn thức ăn lạnh, thức ăn để lâu bị ôi, thiu, các món tái, sống như gỏi cá, nem chua, tiết canh…

– Các loại thức ăn chế biến sẵn như thịt nguội, giăm bông, lạp sườn, xúc xích… cũng không nên dùng.

– Không uống rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, nước giải khát có gas.

Chế độ dinh dưỡng đúng cách

80% người mắc bệnh loét dạ dày này là do sự ảnh hưởng của các vi khuẩn HP
80% người mắc bệnh loét dạ dày này là do sự ảnh hưởng của các vi khuẩn HP

Thức ăn mềm dễ tiêu hóa

Người bệnh cần ăn thức ăn loãng, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi cơn đau chưa giảm, người bệnh chỉ nên ăn những thức ăn loãng như sữa, cháo, súp. Sau khi tình trạng đã được cải thiện có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn như cháo đặc, cơm nấu mềm. Nên ăn ngay sau khi chế biến, ăn khi thức ăn còn ấm giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn.

Những loại thực phẩm tốt

Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bánh mì, bánh quy, các loại khoai củ, mật ong… Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như ngũ cốc, các loại rau củ quả có màu đỏ, vàng, xanh đậm như: cải bắp, rau cải, cải xanh, cà rốt, khoai tây, bí đỏ… Để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém ở người mắc bệnh lý dạ dày.

Chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hóa

Để giảm tải và trung hòa axit dạ dày, người bệnh nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tuy nhiên cần lưu ý đảm bảo số lượng và chất lượng dinh dưỡng. Khi vẫn có cơn đau bụng và khó tiêu nên ăn mỗi lần một ít. Khi hết triệu chứng đau, khó tiêu, ợ chua thì tăng dần số lượng thức ăn đến gần như bình thường. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh cần nghỉ ngơi. Tránh làm việc quá mệt mỏi hay căng thẳng, ngủ đủ giấc. Các biện pháp này cũng giúp giảm cơn đau và phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *