Hoàng Su Phì và bức tranh mùa thu trên ruộng bậc thang

Những ngày bước sang thu cũng là những ngày trời chuyển mình sang một màu xanh trong vắt. Những hạt nắng rải khắp mọi nơi với một màu vàng tươi rực rỡ. Thế nhưng thời tiết lúc này lại thật mát mẻ và dễ chịu biết bao. Thu sang cũng là lúc những cánh đồng lúa vàng ruộm một màu lúa chín. Và những ruộng bậc thang ở vùng cao cũng vậy. Ở Hoàng Su Phì, cảnh lại còn đẹp hơn đến bội phần.

Màu sắc ở ruộng bậc thang Hoàng Su Phì khi vào thu không chỉ là sắc màu của cánh đồng lúa chín, mà còn là màu sắc rực rỡ của những nét văn hóa độc đáo ở nơi đây. Đến và thăm Hoàng Su Phì, du khách sẽ được thưởng thức những điệu múa đặc trưng của người dân tộc vùng cao. Đồng thời, thưởng thức những món ăn địa phương đầy hấp dẫn. Và nếu vẫn chưa đủ, thì bạn có thể tham gia vào cùng các nghi lễ truyền thống của người dân địa phương.

Đôi nét về danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

20h ngày 19/9, chương trình giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được phát trên truyền hình. Chương trình được phát sóng trên các kênh truyền thông HGTV, báo điện tử VnExpress, fanpage Vietnamnet và Thông tin Hà Giang.

Mùa lúa chín trên những chiếc ruộng bậc thang vùng cao
Mùa lúa chín trên những chiếc ruộng bậc thang vùng cao

Trong đó chương trình gồm những hình ảnh ấn tượng về Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, văn hóa trà và sản các phẩm đặc trưng tỉnh Hà Giang. Ngoài ra còn có chuỗi các tiết mục biểu diễn nghệ thuật theo chủ đề. Ví dụ như: Trên những bậc thang vàng, Đường về Tây Côn Lĩnh, Hà Giang vươn tới tầm cao, các lễ hội văn hóa Múa trống của người Lô Lô và lễ hội nhảy lửa của dân tộc Dao. Du khách không chỉ được trải nghiệm văn hóa mà còn hòa mình cũng những sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Hà Giang.

Hoàng Su Phì “thay áo mới” chuyển mình sang thu

Miền Bắc đang vào thu. Đây cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang ở vùng cao Hoàng Su Phì đang chuyển vàng. Trung tuần tháng 9, sắc vàng đã “ghé” những thửa ruộng bậc thang tại các xã Thông Nguyên, Tả Sử Chóng, Nậm Khòa, Bản Phùng…

Hoàng Su Phì có địa hình không thuận lợi. Nó bị chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi cao, vực sâu. Dù vậy cộng đồng dân tộc địa, phương đã khai khẩn những ruộng bậc thang trên triền đồi cao hàng trăm năm. Đó là nhờ sự sáng tạo miệt mài của người dân. Những triền ruộng bậc thang đã tạo nên khung cảnh kỳ vĩ. Nó trở thành minh chứng cho sự phát triển, bản sắc của người địa phương.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận Di tích danh thắng quốc gia vào tháng 11/2011. Ruộng trải dài trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Năm 2016 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận bổ sung 5 xã Nậm Khòa, Tả Sử Chóong, Pố Lồ, Bản Nhùng, Thàng Tín.

Hoàng Su Phì mơ mộng trong làn khói bếp trắng
Hoàng Su Phì mơ mộng trong làn khói bếp trắng

Những lễ hội đặc sắc trong văn hóa của người vùng cao

Trong chương trình, du khách cũng được đón xem lễ hội múa trống của người Lô Lô. Trong văn hóa người Lô Lô, trống đồng là vật linh thiêng. Tiếng trống là cách kết nối giữa thần linh và con người. Do đó họ cất giữ trống đồng cẩn trọng và chỉ sử dụng trong những dịp đặc biệt. Ví dụ như tang tế, lễ cúng thổ thần và các nghi lễ sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong các lễ hội, người Lô Lô cũng tổ chức múa sạp, trong tiếng cồng, tiếng trống nhịp nhàng. Đây là sợi dây kết nối vô hình đưa họ đến gần nhau hơn.

Đến Hoàng Su Phì, du khách cũng được khám phá lễ hội nhảy lửa của người Dao đỏ. Đây là một nghi thức sinh hoạt văn hóa độc đáo và lâu đời của người Dao Đỏ. Lễ hội thường được tổ chức trong 15 ngày đầu tháng Giêng. Đây là dịp để người dân tạ ơn tổ tiên, cầu chúc cho mùa màng tươi tốt và cuộc sống no đủ.

Sau khi thầy cúng địa phương làm lễ tế, xin phép thần linh, người nhảy lửa (được thần linh lựa chọn) đợi làm lễ nhập tâm. Họ hét lớn một tiếng. Sau đó nhảy chân trần trên than lửa hồng. Họ cũng dùng tay không hất lửa lên không trung để tắm lửa hay Diáo xin. Theo quan niệm của người Dao Đỏ, thần linh, tổ tiên đã ban cho họ sức mạnh siêu nhiên và lòng dũng cảm để đương đầu với lửa nóng. Vì vậy, sau khi bốc than lửa bằng tay không, họ cũng không hề bị bỏng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *