Điểm qua các mẹo bảo quản gia vị hữu ích, để lâu ngày vẫn không bị hỏng

Bên cạnh nguyên liệu chính để chế biến các món ăn, gia vị cũng là món góp phần vô cùng quan trọng. Nếu không có gia vị, chắc chắn món ăn sẽ không thể đậm đà và thơm ngon. Các loại gia vị như hành, muối, tiêu, ớt, tỏi,…luôn là các yếu tố quan trọng giúp tạo hương vị đậm đà cho bất cứ món ăn nào. Chúng cũng là thành phần luôn luôn có mặt trong căn bếp của mỗi gia đình.

Dù vậy, nhiều chị em vẫn chưa thực sự nắm được cách bảo quản chúng để có thể tiết kiệm hơn. Ít người có thói quen chú ý và bảo quản cẩn thận từng hũ muối, đường hay tiêu, hành, tỏi…Những thứ này rất dễ bị thay đổi mùi vị, mốc, hư hỏng. Nếu sử dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe dù chỉ mới mua. Vậy làm sao để bảo quản được các loại gia vị lâu ngày và vẫn thơm ngon? Những tip nhỏ dưới đây sẽ trả lời thắc mắc của bạn nhé!

Bảo quản đường trong tủ lạnh

Đã bao lần bạn phát bực bởi hũ đường cứ bị kiến chui vào hay dễ bị chảy nước. Bước đầu tiên hãy đặt nơi thoáng mát hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh. Tuyệt đối không đặt nơi ẩm ướt, nhiều nước sẽ dễ làm hỏng và biến chất. Ưu tiên chọn những hũ thủy tinh đựng đường vừa đẹp mắt lại đảm bảo an toàn sức khỏe. Và luôn vệ sinh sạch sẽ những hạt đường còn bám xung quanh hũ để tránh kiến “ngửi” được mùi.

Bảo quản đường không vón cục
Bảo quản đường không vón cục

Luôn đặt muối nơi khô ráo

Muối là gia vị không thể thiếu giúp tăng độ mặn cho món ăn. Và đây còn là nguyên liệu khử mùi tanh của cá thịt rất hiệu quả. Vào những ngày nắng nóng, muối rất dễ chảy nước dẫn đến chế biến mất đi hương vị cho thức ăn. Khi mua về hãy cho vào hũ đã có đặt một miếng giấy thấm dưới đáy. Đồng thời đặt nơi khô ráo, thoáng khí và luôn đậy thật kín sau mỗi lần sử dụng. Một mẹo dân gian rất hữu hiệu áp dụng khi muối bị vón cục là đặt vài hạt gạo trong hũ.

Bảo quản tiêu trong hũ thủy tinh

Với tiêu đen, sau khi mua về bạn cho vào ngay hũ thủy tinh được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo. Đồng thời chú ý nắp phải đậy kín hoàn toàn rồi đặt nơi thật thoáng khí để có thể sử dụng được lâu. Mỗi lần chế biến món ăn chỉ xay tiêu với lượng đủ dùng bởi hương vị sẽ mất dần đi theo thời gian. Với tiêu xanh, tốt nhất mua về sử dụng trong vài ngày bởi dù được bảo quản tủ lạnh vẫn bị mất nước.

Đựng giấm trong hũ thủy tinh

Giấm là nguyên liệu được lòng nhiều chị em bởi cách làm đơn giản nhưng lại có nhiều lợi ích. Sau khi tạo được thành phẩm giấm chuối hay giấm táo cần được bảo quản cẩn thận. Tuyệt đối không cho vào trong các vật đựng bằng gốm sứ bởi thành phần chính là đất nung chứa kim loại nặng. Tính axit của giấm sẽ tác dụng với các kim loại dẫn đến nguy hại cho cơ thể. Do đó hãy bảo quản giấm trong chai hay hũ bằng thủy tinh.

Để ráo chanh trước khi bỏ vào tủ lạnh

Các gia vị không thể thiếu trong bếp
Các gia vị không thể thiếu trong bếp

Chanh không chỉ là gia vị, khử mùi tanh các loại thực phẩm mà còn là nguyên liệu làm đẹp. Chính vì vậy chị em lưu ngay cách bảo quản chanh tươi lâu để có sẵn sử dụng mọi lúc nhé. Với chanh nguyên quả, hãy rửa sạch, ráo nước rồi cho vào hộp kín để ở ngăn mát tủ lạnh. Còn những miếng chanh cắt dở, chuẩn bị chén giấm và úp mặt cắt vào.

Bảo quản ớt

Tương tự chanh, với ớt tươi hãy bỏ hết cuống, rửa sạch và để ráo rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này đơn giản lại giữ được độ tươi và hương vị của ớt tốt nhất. Nếu yêu thích các món ngâm chua ngọt, có thể thực hiện món ớt ngâm giấm. Có thể cho vào vài tép tỏi để dùng cùng rất tốt cho sức khỏe. Với ớt bột chỉ cần cho vào hũ thủy tinh và bảo quản giống đường hay muối.

Cho gừng, nghệ vào giấy bạc

Gừng là gia vị không chỉ giúp món ăn hấp dẫn mà có tác dụng giữ ấm và đẩy độc tố ra khỏi cơ thể. Khác với chanh hay ớt, gừng không cần cho vào tủ lạnh mà chỉ cần để ở nơi thoáng mát và sạch sẽ. Nếu muốn giữ độ tươi ngon như món thu hoạch, bạn hãy chịu khó cho gừng vào giấy bạc hoặc vùi trong cát nhé.

Giống với gừng, nghệ được chị em dùng nhiều tạo thêm màu sắc và hương vị cho món ăn. Bạn có thể bảo quản củ nghệ bằng cách vùi trong cát, khi nào cần lấy ra sử dụng. Nếu muốn cho vào tủ lạnh, hãy bọc nghệ trong giấy bạc nhé. Với bột nghệ, cứ để vào hũ hay hộp thủy tinh kín và đặt lên thoáng khí.

Bảo quản củ tỏi

Bất cứ món ăn từ xào, kho, hấp hay canh, lẩu đều không thể thiếu hương vị của hành và tỏi. Ai cũng chuẩn bị sẵn nguyên liệu này trong nhà bếp nhưng nếu không biết cách bảo quản sẽ dễ hỏng. Hãy đặt tỏi hay hành tím trong những túi lưới thoáng khí để có sự thông hơi nhất định. Và loại bỏ ngay những củ hư hỏng để tránh lây lan sang củ khác.

Bảo quản tỏi bằng soda
Bảo quản tỏi bằng soda

Tỏi mới mua về nên đem phơi nắng hoặc nơi thoáng mát trong 1-2 ngày nữa để tỏi thoát hết hơi ẩm và khô hẳn. Trộn muối + baking soda và lá trà thành một hỗn hợp khoảng 40-50gr, bọc trong khăn giấy thật kín sau đó cho vào túi tỏi, bóp hết không khí trong túi ra trước khi buộc chặt. Để túi tỏi ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Khoảng 7-10 ngày lại mở túi cho thoáng khí, loại bỏ những củ tỏi có dấu hiệu bị hỏng để chúng không “lây bệnh” cho củ khác, chú ý thay túi “hút ẩm” khác nếu miếng giấy ăn có cảm giác mềm ướt.

Bảo quản hành

Để bảo quản hành lá nguyên cây được tươi lâu hơn, trước tiên bạn cần chuẩn bị 1 túi zip và vài tờ khăn giấy ẩm.

Rửa sạch hành lá và cắt hành sao cho bằng kích thước với túi zip. Gói hành lại bằng cách thấm ướt khăn giấy rồi để hành lên trên sau đó nhẹ nhàng quấn lại. Cuối cùng cho vào túi zip và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Với cách này có thể bảo quản hành lá lên đến 8 tuần. Cách 1 -2 tuần bạn nên lấy ra, thay bằng tờ khăn giấy thấm ướt khác nhé.

Với hành tây, chị em hãy làm như củ nghệ, cho vào giấy bạc và để vào ngăn mát tủ lạnh. Còn với hành lá, rau mùi…thường sử dụng không hết hãy bảo quản để dùng khi cần thiết. Sau khi cắt gốc, rửa sạch, để thật ráo nước. Sau đó cho vào hộp kín để vào ngăn mát như các gia vị khác.

Gia vị được bảo quản đúng cách không chỉ giữ được mùi vị tạo những món ngon mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như tiết kiệm chi phí cho cả nhà. Hi vọng những mẹo nhỏ này sẽ giúp ích chị em giữ muối, đường, chanh, ớt…luôn như mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *