Mì trường thọ là món ăn được sử dụng nhiều trong dịp sinh nhật hay đầu năm mới tại Trung Quốc. Với mong muốn được khỏe mạnh và sống lâu nên đây được xem là món không thể thiếu trong lễ sinh nhật. Vậy điều gì làm nên cái tên trường thọ này? Sở dĩ nó có tên như vậy là do sợi mì được kéo rất dài, sợi mì có thể dài tới hơn 1m. Kéo sợi mì càng dài thì món ăn lại càng thêm ý nghĩa. Để làm ra được sợi mì như vậy, người đầu bếp phải có một tay nghề cao; cùng với nguyên liệu đặc biệt để có thể làm ra một sợi mì hoàn hảo. Đúng là một món ăn tốn rất nhiều công sức cũng như sự kiên nhẫn.
Mục Lục
Nguồn gốc món mì Trường thọ Trung Quốc
Tương truyền rằng cách đây từ 300 năm trước, tại làng Nam Sơn, tỉnh Chiết Giang ở triều đại nhà Đường. Sau nhiều biến loạn thì thực phẩm trở nên rất khan hiếm. Lúc này vợ của hoàng đế Đường Minh Hoàng phải dùng một chiếc khăn tay thêu của mình để đổi lấy một bát mì để tặng cho chồng vào đúng ngày sinh nhật. Từ đó về sau, món ăn thấm đượm tình nghĩa phu thê đó được gọi là mì trường thọ. Và cũng giống tên gọi, món mì này tượng trưng cho lời chúc chân thành về sức khỏe; cũng như cầu mong tuổi thọ lâu dài vào dịp đầu năm mới.
Món ăn này càng thêm phần ý nghĩa hơn khi xét về khía cạnh văn hóa Trung Hoa, vì nước này rất xem trọng tuổi thọ. Theo quan niệm truyền thống của người xưa thì sợi mì kéo càng dài, người ăn sẽ càng mạnh khoẻ và sống lâu.
Cũng chính vì vậy mà vào thời khác chuyển giao sang năm mới hay đúng dịp mừng tuổi mới; sinh nhật một ai đó, thay vì tặng cho họ một chiếc bánh sinh nhật; người Trung Quốc sẽ tặng một bát mì trường thọ với ý nghĩa cầu chúc khỏe mạnh; thậm chí sống lâu trăm tuổi. Bên cạnh ý nghĩa về tuổi tác, mì trường thọ Trung Quốc còn gắn liền với sự may mắn; và thịnh vượng nên là món ngon không thể thiếu vắng trên bàn tiệc đón Tết.
Làm đứt sợi mì là điều không nên khi ăn món này
Theo tập tục truyền thống của người dân Trung Quốc; khi thưởng thức loại mì này thì tốt nhất bạn nên ăn cả sợi mà không làm đứt giữa chừng.
Các món ăn Trung Hoa không đơn thuần chỉ là thứ để cho vào miệng và thưởng thức. Không ít trong số các đặc sản nổi tiếng của quốc gia này đều chứa đựng những giá trị truyền thống – văn hoá lâu đời. Mà điển hình chính là món mì trường thọ nổi tiếng thường được người dân ở đây dùng vào mỗi dịp sinh nhật, lễ Tết.
Tuổi thọ là một trong nhưng điều được trân trọng nhất trong văn hóa Trung Hoa. Và từ xưa, người dân nước này đã có quan niệm sợi mì kéo dài; được xem là biểu tượng cho sự mạnh khoẻ, tuổi thọ cao. Thế nên vào mỗi dịp mừng tuổi mới một ai đó; người ta thường nấu món mì này để ăn thay vì bánh sinh nhật. Không chỉ mang ý nghĩa về tuổi tác, mì trường thọ còn được cho là đem lại may mắn và thịnh vượng; thế nên nó còn xuất hiện trong những dịp đầu năm mới nữa.
Được biết, truyền thống ăn mì trường thọ vào dịp sinh nhật trở nên rất phổ biến từ thời nhà Đường. Đặc biệt là tại ngôi làng Nam Sơn ở tỉnh Chiết Giang. Khi đó, những sợi mì dai và dài được người dân nơi đây chế biến với quy trình thận trọng, tỉ mỉ. Chúng được làm bằng một loại bột đặc biệt.
Nguyên liệu làm nên sợi mì đặc biệt
Ngày nay, bất cứ loại mì nào cũng có thể được sử dụng làm nên món ăn thơm ngon này; nhưng phổ biến nhất có thể kể đến là mì Yi Mein (một loại mì trứng Quảng Đông). Để làm loại mì đặc biệt này, đầu bếp cần có kỹ thuật cao. Khâu nhồi bột cũng được chú trọng kỹ lưỡng để đảm bảo đủ độ dai, khiến sợi mì có thể kéo dài. Sợi mì trường thọ sẽ có độ dài trên 1m chứ không ngắn như mì bình thường.
Ngày nay, mì trường thọ thường được xào với các loại rau củ, hải sản, hoặc nấu trong nước dùng được hầm từ gà. Nếu xào, các nguyên liệu phụ cần được để ráo nước và xào riêng; cho thêm dầu ăn để sợi mì không dính vào nhau. Một số nguyên liệu có thể ăn kèm cùng món này là thịt vịt quay; thịt xá xíu hoặc tôm sú, hoặc cũng có thể ăn riêng một mình. Khi ăn, người Trung Quốc cũng thường thêm một quả trứng gà vào vì trứng gà có hình tròn, tượng trưng cho sự viên mãn.
Một công thức lưu truyền theo thời gian
Trải qua quãng thời gian hình thành và phát triển; mì trường thọ vẫn giữ nguyên công thức chế biến đặc biệt của nó. Ngày nay, du khách có thể thưởng thức bát mì trường thọ được nấu theo cách ngon nhất; đúng khẩu vị nhất ở tỉnh Chiết Giang – quê hương của món đặc sản này. Khi dùng mì trường thọ, phải ăn một hơi cho hết cả sợi mì và trước khi đưa mì vào miệng; không được cắn đứt sợi mì. Nét độc đáo trong văn hoá này ngày nay vẫn được người Trung Hoa duy trì; và mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của họ.
Ngày nay, du khách có thể thưởng thức món mì trường thọ trứ danh thơm ngon nhất ở vùng Chiết Giang. Khi ăn, mọi người thường được khuyên chỉ nên nuốt trọn 1 sợi mì dài thay vì cắn đứt chúng ra.