Bên cạnh việc chú ý đến các thực phẩm giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu thì phụ nữa đang mang thai cũng cần phải kiêng ăn rất nhiều thứ. Bởi trong thời gian này ngoài việc thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà nó còn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ những thực phẩm ảnh hưởng xấu tới cả mẹ lẫn bé. Hãy cùng theo dõi bài viết này để biết những món ăn mà mẹ bầu cần phải kiêng nhé.
Mục Lục
Thực phẩm không nên ăn khi mang thai
Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày suôn sẻ là điều hầu hết các mẹ bầu đều mong mỏi. Ngoài việc chú trọng đến sức khỏe, cân nhắc về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cũng là điều thai phụ cần phải để tâm. Khi mang thai không nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người thắc mắc, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé.
Chế độ ăn uống cân bằng khi mang thai giúp bé yêu khỏe mạnh, tạo khởi đầu tốt từ ngay trong bụng mẹ. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm không tốt cho cả mẹ và bé trong giai đoạn nhạy cảm này:
Cá biển
Có một số loại cá biển như cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ… chứa lượng thuỷ ngân cao hơn bình thường. Thuỷ ngân có thể gây độc cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận, đặc biệt là thai nhi ở trong bụng mẹ. Chính vì thế, mẹ cần cân nhắc khi bổ sung các loại cá này trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Các món cá chế biến sống
Cá sống có thể là một món ăn ngon, tuy nhiên sẽ không phù hợp nếu bạn đang mang thai. Cá sống và những động vật có vỏ, khi ăn vào có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, như norovirus, Vibrio, Salmonella và Listeria.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết, phụ nữ mang thai rất dễ nhiễm khuẩn Listeria, và có nguy cơ bị nhiễm cao gấp 10 lần so với dân số chung. Loại vi khuẩn này có thể truyền qua nhau thai, và có nguy cơ dẫn đến sinh non, sảy thai và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Các loại thịt đóng hộp
Đây là trường hợp tương tự như với món cá sống, thịt chưa nấu chín sẽ khiến thai phụ tăng nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như Toxoplasma, E. coli, Listeria và Salmonella. Các loại vi khuẩn này có khả năng đe dọa sức khỏe thai nhi. Hệ quả nghiêm trọng có thể là thai chết lưu hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng như thiểu năng trí tuệ, mù lòa và động kinh. Bên cạnh đó, các loại thịt đã được chế biến sẵn, đóng hộp như xúc xích, thịt nguội… cũng tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn khác nhau, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Món trứng sống
Bạn có biết, trứng sống có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Bạn nên hạn chế ăn những món ăn có thành phần là từ trứng còn sống, chưa được làm chín kỹ lưỡng.
Hạn chế ăn nội tạng các động vật
Đây được xem là nguồn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng: sắt, vitamin B12, vitamin A, kẽm, selen và đồng. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều vitamin A có nguồn gốc động vật trong thai kỳ không được khuyến khích vì có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, sảy thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu).
Uống cà phê
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo sử dụng dưới 200 miligam (mg) cà phê mỗi ngày, vì lượng cà phê nạp vào sẽ được hấp thụ rất nhanh vào nhau thai. Uống nhiều cà phê trong giai đoạn thai kỳ có thể hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng khả năng sinh con nhẹ cân.
Thịt nguội, thịt xông khói
Đây là các loại thực phẩm dễ bị lây nhiễm chéo vi khuẩn từ các thực phẩm khác. Cần được chế biến cẩn thận nếu mẹ bầu thực sự thích ăn và nên ăn rất ít, hạn chế tối đa. Ngoài ra, các thực phẩm mau hư hỏng trong nhiệt độ thường nên hạn chế tối đa ăn, tránh gây ngộ độc cho mẹ bầu
Rau mầm sống
Rau mầm sống (bao gồm cỏ linh lăng, cỏ ba lá, củ cải và giá đỗ xanh) có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, và bạn không thể rửa sạch hoàn toàn loại vi khuẩn này trước khi ăn. Chính vì thế, mẹ bầu cũng nên hạn chế những món ăn được chế biến từ các loại rau mầm nhé.
Trà rau thơm
Tác dụng tốt của trà rau thơm đối với thai nhi chưa được khẳng định. nên tốt nhất mẹ bầu không nên sử dụng, tránh những tác dụng không tốt cho thai nhi.
Chất ngọt nhân tạo
Các chất làm ngọt như Saccharin, Stevia, Cyclamate, Sucralose; Aspartame đều được xem là không an toàn đối với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên dùng với một lượng nhỏ thôi.
Thực phẩm chưa qua tiệt trùng
Đây có thể là nguồn gốc có chứa các loại vi khuẩn có hại. Bao gồm Listeria, Salmonella, E. coli và Campylobacter. Những bệnh xuất phát từ các loại vi khuẩn này đều có thể đe dọa đến tính mạng. Thanh trùng là cách hiệu quả nhất để tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn có hại nào. Bên cạnh đó nó không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Chính vì thế, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này khi mang thai.
Bề mặt của các loại trái cây, rau củ có thể bị nhiễm một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Như: Toxoplasma, E.coli, Salmonella và Listeria… Thai nhi bị nhiễm khuẩn Toxoplasma có thể bị các triệu chứng như: mù lòa, thiểu năng trí tuệ… sau khi sinh ra. Hãy luôn nhớ gọt vỏ trái cây, rửa thật kỹ. Hoặc nấu chín các loại rau củ, đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Các loại đồ uống có cồn
Hãy hoàn toàn tránh xa rượu khi đang mang thai. Để tránh nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu. Việc uống rượu trong thai kỳ có thể dẫn đến hội chứng nghiện rượu ở thai nhi. Ngoài ra còn liên quan đến các dị tật trên khuôn mặt, dị tật tim. Hay nặng hơn là thiểu năng trí tuệ ở trẻ. Chính vì lý do này, bà bầu không nên đụng đến bất kỳ một giọt rượu nào.
Các loại thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh luôn mang đến sức hấp dẫn khó có thể chối từ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này thường lại chứa quá nhiều muối. Nó ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn có lượng đường và chất béo có hại. Đồng thời nó chứa nhiều loại tinh bột khó hấp thu.
Các loại pho mai mềm
Phomai mềm được chế biến từ sữa không được diệt khuẩn. Nó có chứa nhiều vi khuẩn. Các loại phomai mềm như phô mai xanh, camembert, feta, brie; phô mai kiểu Mexico (blanco, fresco và decrema) nên được tránh không ăn trong thai kỳ.
Những lưu ý về dinh dưỡng khi mang thai
Chế độ ăn cân bằng gồm đủ các nhóm dinh dưỡng là lựa chọn tối ưu cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ:
- Chất bột đường (carbohydrate)
- Chất đạm (protein)
- Chất béo (lipid)
- Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Các nhóm dinh dưỡng này có nhiều trong các loại thực phẩm tươi sống, rau củ quả. Vì vậy nên chọn lựa thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cũng có thể cân nhắc việc bổ sung bằng viên uống tổng hợp chứa nhiều loại dưỡng chất.