Gia Lai – vùng đất nằm ở phía Bắc của vùng núi Tây Nguyên đầy nắng và gió. Nơi đây có nhiều cảnh vật hữu tình, thiên nhiên phong phú đồng thời mang đậm màu sắc của những vùng đất đại ngàn. Gia Lai còn nổi tiếng với rất nhiều những món ăn thơm ngon mà lạ vị. Một cái tên vô cùng không thể bỏ qua chính là Món phở khô Gia Lai. Đây là món ăn có hương vị rất độc đáo, quyến rũ người ăn. Phở là một món ăn rất quen thuộc với chúng ta vì chúng có ở khắp mọi vùng miền. Nhưng đó điều là loại phở nước. Còn phở khô và đặc biệt là phở khô Gia Lai bạn đã thử chưa? Cùng tìm hiểu sức hấp dẫn cùa món phở khô này trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Phở khô Gia Lai – Đặc sản làm nên thương hiệu ẩm thực phố núi
Phở khô Gia Lai hay còn có tên gọi là phở hai tô. Tên gọi phở hai tô xuất phát từ cách dùng vô cùng đặc biệt của món ăn này. Phở khi được gọi ra phải được bày trên hai tô. Một tô chứa bánh phở, một tô là nước dùng. Đồng thời kèm thêm dĩa rau và vài chén nước chấm mới đủ đầy.
Phở là một trong những món ăn rất phổ biến và được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon của nó. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều quen thuộc với loại phở nước, tức phở trộn chung với nước. Còn nếu bạn đặt chân lên mảnh đất phố núi Gia Lai, sẽ được giới thiệu và thưởng thức một món phở nghe tên khá lạ – phở khô.
Phở khô có nguồn gốc từ Pleiku do ông Nguyễn Thành Mỹ phát minh. Đến nay qua nhiều đời, phở khô vẫn được kế nghiệp và lưu truyền. Hiện nay trở thành món đặc sản nổi tiếng lan ra các tỉnh lân cận, thậm chí xuống cả Sài Gòn.
Điều gì làm nên sự khác biệt của phở khô Gia Lai
Sợi mì
Phở khô Gia Lai dễ bị đánh đồng với hủ tiếu khô ở miền Nam. Phần vì cách ăn giống, phần vì sợi phở ở Gia Lai cũng vô cùng đặc biệt. Sợi phở khô ở Gia Lai không giống bánh phở ăn phở nước của Sài Gòn hay Hà Nội. Sợi phở khô mảnh như sợi hủ tiếu nhưng khi ăn lại cho cảm giác khác biệt rõ rệt. Khác với hủ tiếu miền Nam, sở phở khô không dai bằng và có độ mềm và thơm. Sợ phở làm từ bột gạo. Do đó đòi hỏi người nấu phải trụng một cách có tay nghề, nếu không dễ làm bánh nhũn ra và ăn bị ngán.
Các loại rau ăn kèm
Phở khô Gia Lai phải ăn kèm với giá được chần và một số loại rau ăn phở đi kèm. Trong tô bánh phở bắt buộc có hành phi tóp mỡ giòn giòn béo béo rưới lên trên. Cuối cùng băm nhỏ thịt rồi xào thơm để cho vào tô bánh. Nếu là phở gà thì phải kèm thêm thịt gà xé còn dính da để cho lên tô phở cho đủ dinh dưỡng.
Nước dùng
Tô nước dùng thì trông có vẻ đơn giản hơn nhưng cách nấu lại khá cầu kỳ. Ngoài phần bò viên và thịt bò tái được cho vào sau cùng. Nước lèo của phở khô này phải được ninh từ xương ống, gân bò. Thời gian ninh xương chuẩn phải từ 7 tiếng đồng hồ, thì nước dùng mới đầy đủ độ đậm đà và thanh ngọt. Phở khô Gia Lai có thể nói là sự kết hợp hoàn hảo của thịt heo với thịt bò hoặc thịt gà. Đây là sự kết hợp hiếm gặp trong ẩm thực Việt Nam.
Loại gia vị quyết định thành bại và sự đặc biệt của tô phở khô là tương đậu. Không phải như hủ tiếu khô miền Nam dùng các loại tương đen đỏ và xì dầu rồi trộn lại. người Gia Lai ăn món phở này phải trộn với tương đậu mới chuẩn vị món này. Tương đậu mặn mặn, béo béo, thêm chút ớt xay vào trộn đều với bánh thì không còn gì sánh kịp.
Lời kết
Phở khô Gia Lai hiện nay đã được công nhận là một trong mười đặc sản Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục châu Á ghi nhận đạt giá trị ẩm thực châu Á. Đây là một nỗ lực đáng kinh ngạc của Việt Nam nói riêng và Gia Lai nói chung.
Vào những ngày trời hơi se lạnh, thiên nhiên còn đọng mùi sương, ngồi trong nhà mà trộn tô phở mặn mặn, cay cay, rồi xì xụp húp những muỗng nước lèo ngọt thanh chuẩn vị thịt thì không còn gì để diễn tả. Tô phở khô nhìn sang trọng nhưng bình dị. Ăn một sợi phở khô mà thấy trong lòng xốn xang như tiếng chim hót nơi vùng đất đại ngàn. Phở khô Gia Lai trở thành một trong những niềm tự hào của người dân nơi đây. Vì vậy nếu có dịp, du khách đừng quên thưởng thức món đặc sản trứ danh làm nên thương hiệu cho vùng đất phố núi này.