Cho con ăn dặm hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng là chủ đề khiến các bậc cha mẹ bận tâm và lo lắng nhất trong quá trình ăn dặm của bé. Trẻ sơ sinh phát triển và sớm tỏ ra hứng thú với việc thử thức ăn mới và làm quen với các mụi vị khác là chuyện bình thường. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng an toàn cho bé. Vì vậy, các bậc cha mẹ luôn băn khoăn không biết nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm nào. Thực phẩm nào tuyệt đối không nên cho vào thực đơn ăn dặm của bé? Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này. Các bố mẹ xem kỹ nhé!
Mục Lục
Thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm
Việc ăn uống và dinh dưỡng của trẻ được bố mẹ đặt lên hàng đầu. Do vậy, khi lựa chọn các thực phẩm bố mẹ luôn cân nhắc kỹ có tốt cho sức khỏe của trẻ không? Vậy Góc của mẹ sẽ gợi ý đến bố mẹ một số thực phẩm không nên cho bé ăn. Mời bố mẹ tham khảo nhé!
Đường hoặc muối
Mẹ nhất định không nên cho trẻ ăn đường cho đến khi hơn một tuổi, tốt nhất là sau hai tuổi. Ăn đường quá sớm có thể làm hỏng răng, dẫn đến việc hấp thu nhiều hơn calo thừa, dễ dẫn đến việc béo phì ở trẻ nhỏ và nhiều tình trạng phức tạp khác.
Thận của bé chưa phát triển đầy đủ, không thể chuyển hóa muối và có thể sẽ dẫn đến đầy bụng, thiếu nước. Nên tránh muối trong năm đầu tiên, sau đó cũng chỉ nên nêm một ít muối vào thức ăn của trẻ. Trẻ ăn càng nhạt thì càng lành.
Thực phẩm từ sữa đậu nành, các loại đậu hạt
Thực phẩm từ sữa đậu nành vẫn hay gây tranh cãi, nên tốt hơn trẻ nên tránh chúng cho đến khi các hệ thống phát triển hoàn thiện để có thể tiêu hóa các loại thức ăn phức tạp, chỉ nên cho trẻ ăn sau một tuổi.
Trẻ có thể bị hóc, ngay cả khi các loại đậu này đã được giã nhỏ. Nên tránh các loại đậu cứng cho đến khi trẻ đã có thể nhai nuốt thực phẩm đúng cách. Đồng thời cần chú ý xem trẻ có bị dị ứng đậu hay không, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử dị ứng.
Sữa bò, mật ong, trứng
Trái ngược với nhiều người nghĩ, sữa bò không thích hợp cho trẻ dưới một tuổi. Nó thiếu dinh dưỡng, vitamin có trong sữa mẹ, có những enzyme không hợp với bao tử của trẻ. Lactose có trong sữa bò cũng có thể gây tiêu chảy, đau bụng.
Đối với mật ong, các vi sinh khuẩn trong mật ong có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
Riêng trứng, trẻ sau sáu tháng có thể ăn trứng nhưng nên tránh trứng chưa nấu chín kỹ.
Trái cây họ cam, quýt, mọng nước
Dù không có hại, mẹ vẫn nên tránh các loại trái cây này trong thời kỳ đầu cai sữa. Chúng có thể gây dị ứng, kích ứng ở một số trẻ. Các loại trái cây mẹ nên cho bé ăn là chuối, táo, lê…
Hải sản hoặc thịt
Nên tránh hải sản cho tới sau chín tháng tuổi và tránh trong thời kỳ cai sữa. Cá có thể bị ô nhiễm và gây kích ứng cho bao tử trẻ bắt đầu ăn dặm.
Thịt có thể hơi khó tiêu hóa trong những ngày đầu bé ăn dặm, chúng cũng có mùi vị mạnh khiến bao tử trẻ khó chịu. Nên cho trẻ ăn thịt sau một tuổi.
Các loại rau tạo khí
Các loại rau như bắp cải và súp lơ, tỏi có thể gây đầy hơi ở trẻ còn nhỏ. Tốt hơn nên cho trẻ ăn những loại rau này sau khi trẻ đã quen với thức ăn cứng.
Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga là chất gây ra các bệnh như tiểu đường hay béo phì và đặc biệt là hành vi hung hăng của trẻ. Bố mẹ có thể thấy trong nước ngọt có ga không chứa chất dinh dưỡng và chỉ là calo rỗng. Cụ thể nước ngọt chứa 60g đường và gấp đôi nhu cầu đường của trẻ mỗi ngày. Ngoài ra, nước ngọt có ga gây ra các hiện tượng khó thở, tim đập nhanh, khó ngủ ở trẻ.
Thực phẩm đóng hộp
Trong thực phẩm đóng hộp chứa rất nhiều chất phụ gia và nhiều muối. Đây là những nguyên liệu không tốt cho tiêu hóa cũng như cơ thể của trẻ. Mặc dù trong thực phẩm đóng hộp là các nguồn dinh dưỡng dồi dào bởi cá, thịt, rau củ…Tuy nhiên khi đóng hộp kim loại có thể ngấm vào thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, cá ngừ đóng hộp có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Vì khi đóng hộp trong có ngừ chứa nhiều thủy ngân.
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
– Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều mà cần bắt đầu với 1 vài thìa thức ăn trong một vài ngày để bé có thời gian làm quen với hương vị mới. Việc làm quen với thức ăn từng chút một cũng sẽ giúp cho mẹ có thể phát hiện những dấu hiệu dị ứng thực phẩm như tiêu chảy, đau bụng, nổi mề đay.
– Nên bắt đầu với những loại rau, củ, quả màu vàng như chuối, cà rốt, táo, lê, khoai lang,… Bởi chúng dễ tiêu hóa hơn những loại rau củ có màu sắc khác.
– Nếu bé có thái độ không hợp tác, bạn nên dừng lại trong một vài ngày rồi cho bé thử lại. Mẹ có thể thử lại với các loại thực phẩm khác nhau để xem bé thích thú với loại thực phẩm nào.
– Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, chức năng thận vẫn yếu, không thể xử lý được quá 1g muối/ngày. Do vậy, mẹ đừng nên nêm gia vị mặn vào đồ ăn cho trẻ bởi trong thức ăn dặm cũng đã cung cấp đủ lượng muối cho nhu cầu 1 ngày rồi. Từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể nêm thêm một chút mắm hoặc muối nhưng nên nêm nhạt để đảm bảo sức khỏe.
– Bạn nên cho trẻ ăn cháo với nước thịt hoặc nước hầm xương. Thay đổi nhiều loại thực phẩm giàu đạm để đa dạng và kích thích vị giác hơn.
– Không cho quá nhiều dầu mỡ vào đồ ăn của trẻ, chỉ được bổ sung với một lượng vừa đủ để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu oliu, dầu óc chó,…