Những thực phẩm người bệnh suy tim cần tránh

Bệnh nhân suy tim nên tăng cường ăn nhiều trái cây tươi và rau quả cũng như khoai lang, cam, chuối và các loại thực phẩm khác giúp cân bằng lượng kali. Đồng thời, tránh ăn những thức ăn chứa nhiều muối, chất gây nghiện, chất béo rất có hại và cần hạn chế ăn thực phẩm chứa vitamin K. Một chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng đối với bệnh nhân suy tim, nó có thể giúp làm giảm các triệu chứng và tăng tốc độ hồi phục. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn những thực phẩm nên hạn chế, lưu ý không nên cho người bệnh để bảo vệ sức khỏe.

Dấu hiệu suy tim cần đi khám bác sĩ

Trên lâm sàng, suy tim được chia thành 4 mức độ:

– Độ 1 là có suy tim nhưng chưa có biểu hiện khó thở.

– Độ 2 là có khó thở khi gắng sức (như leo cầu thang, làm việc nặng…).

– Độ 3 là khó thở thường xuyên cả lúc bình thường. Và khi gắng sức, gan to nếu được điều trị có thể nhỏ lại. Bệnh nhân vẫn có thể đi lại nhẹ nhàng và tự phục vụ được.

– Độ 4 là mức độ nặng nhất, bệnh nhân liên tục khó thở. Không tự phục vụ được, gan đã chuyển sang xơ cứng (xơ gan tim).

Các dấu hiệu sớm của suy tim bao gồm: mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, tiểu nhiều về đêm, ho nhiều, phù mắt cá chân, tim đập nhanh hoặc những cơn đánh trống ngực… Tuy nhiên, các dấu hiệu này đôi khi không rõ ràng. Do đó người bệnh không nên chủ quan mà cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa. Để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.

Những thực phẩm người bệnh suy tim nên tránh

Thức ăn có chứa nhiều muối

Người bệnh nên ăn cá, thịt gia cầm, thịt nạc
Người bệnh nên ăn cá, thịt gia cầm, thịt nạc

Tại sao phải hạn chế muối?

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối là yếu tố nguy cơ cao gây tăng huyết áp. Có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác. Đối với người bệnh suy tim, việc ăn nhiều muối sẽ làm tăng giữ nước và phù. Ảnh hưởng xấu đến tình trạng suy tim. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế tối đa lượng muối sử dụng trong chế độ ăn uống, càng ăn nhạt càng tốt. Lượng muối trung bình mỗi ngày không nên quá 2g. Đối với những bệnh nhân suy tim nặng cần loại bỏ muối hoàn toàn.

Nên ăn nhạt

Để thực hiện tốt chế độ ăn nhạt. Người bệnh nên bắt đầu bằng việc hạn chế hoặc không nên ăn thực phẩm chứa nhiều muối. Như các món kho, rim, xào, nướng. Các thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, giăm bông, thịt, cá muối… Trong bữa ăn không nên dùng nước chấm. Thức ăn nên hấp, luộc, hạn chế chiên xào.

Tránh đồ ăn chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn, nhất là các đồ ăn nhanh như các loại đồ hộp, thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, giăm bông, mì ăn liền, bánh mì, bánh ngọt, nước ngọt có gas… thường ít giá trị dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều muối, chất béo, đường, chất phụ gia, bảo quản làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Phần lớn đồ ăn nhanh được chế biến với nhiều dầu mỡ nên hàm lượng chất béo bão hòa thường rất cao. Đặc biệt, chất béo chuyển hóa được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Không nên ăn thịt đỏ

Người bệnh suy tim nên ăn nhiều các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ
Người bệnh suy tim nên ăn nhiều các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ

Các loại thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu… có chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất lớn, làm tăng cholesterol xấu có hại cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy người bệnh suy tim cũng nên hạn chế các loại thịt này.

Tránh dùng chất kích thích

Lạm dụng rượu, bia gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch. Càng uống nhiều rượu, bia càng nguy hiểm với người bệnh tim như gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, cơ tim giãn nở dẫn đến suy tim và khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng lên. Vì vậy người bệnh suy tim nên hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia để bảo vệ sức khỏe của mình.

Không nên nạp quá nhiều nước

Người bị bệnh suy tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Tuy nhiên không nên uống quá 2 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất là 1,5 lít/ngày.

Nhưng khi tim hoạt động không tốt, lượng nước nạp vào cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị giữ lại, gây phù nề. Vì vậy, những trường hợp suy tim nặng nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày.Người bệnh suy tim cần lưu ý tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Thường xuyên theo dõi cân nặng và tình trạng sức khỏe. Cần thông báo ngay cho bác sĩ khi thấy các dấu hiệu bất thường, có các dấu hiệu suy tim nặng lên như: khó thở kể cả khi không vận động hoặc gắng sức; phù chân nặng lên; chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi tăng… để được can thiệp kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *