Từ lâu, trà đã trở thành thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam từ miền Bắc trở vào miền Nam, từ nông thôn cho đến thành phố, đâu đâu cũng thấy chén trà là đầu câu chuyện. Uống một tách trà là bắt đầu một cuộc trò chuyện của những người bạn thân, của những cuộc giao lưu giữa những người xa lạ để từ không quen biết trở thành bạn. Trà không còn đơn thuần là một thức uống, mà trà đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của xưa và nay. Vậy nghệ thuật thưởng thức trà của người Việt như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ nét độc đáo trong nghệ thuật thưởng thức trà của người Việt qua bài viết sau.
Mục Lục
Người Việt thưởng thức trà như thế nào?
Nghệ thuật thưởng trà đặc trưng vùng miền, lãnh thổ. Xong đều chứa đựng đầy yếu tố văn hóa quanh chén trà thơm. Với người Việt ít chữa nghĩa, ít đúc kết mà quan trọng ở minh triết sống thì nghệ thuật uống trà cũng không cầu kỳ kiểu cách mà chủ yếu nhập tâm vào cảm nhận cái hồn, cái tình của việc uống trà.
Chẳng hạn, một lão nông cày cuốc giữa trời nắng, có ấm trà tươi để bên đầu ruộng, quát con trâu “họ” rồi ghé bên ấm trà tươi, rót ra bát sành nhỏ. Đưa bát nước trà lên môi, uống ực một hơi hết bát trà. Mồ hôi thấm ra, cơ thế mát mẻ, vỗ tay vào đùi đánh tét cái. Rồi cười khà bảo: Sướng, sáng khoái quá, đã quá! Rồi bắn điếu thuốc lào nữa. Cái thú thưởng trà dân dã của rất đặc trưng của Người Việt, và họ sử dụng loại chè Thái Nguyên đặc biệt hoặc chè tươi để đun.
Người Việt uống trà như thế đáy. Với đa số người dân Việt Nam, khi uống trà là rót ra bát, đánh ực một hơi xong khà một tiếng đầy sảng khoái. Ngược lại, giới quý tộc, tri thức Việt uống trà thì kiểu cách hơn nhiều. Cái nghệ thuật này cũng là một sáng tạo nho nhỏ theo hướng trà lễ, trà đạo mà chúng ta có thể thấy một số người khi uống trà Thái Nguyên cũng đã thực hành.
Văn hóa uống trà của người Việt khá cầu kỳ
Cầu kỳ kỹ thuật thể hiện đẳng cấp trong văn hóa uống trà. Càng cầu kỳ, càng nhiều nguyên tắc thì càng cho người ta cảm giác thú vị lâng lâng khi tận hưởng chén trà. Họ tự nâng mình, cho mình gần với cái đẹp. Cuộc sống con người hướng đến chân, thiện, mỹ là vậy, và nghệ thuật uống trà cũng không ngoại lệ. Trong Vũ Trung Tùy Bút, Phạm Đình Hổ từng cười bọn nhà giàu đua đòi chơi trà, mà chẳng có hồn trà: Ngồi rỗi, pha chè uống với nhau, lại đánh cuộc xem chè đầu xuân năm nay sớm hay muộn, giá chè năm nay cao hay hạ.
Kẻ thì ưa thanh hương, người thì thích hậu vị, kén hiệu trỏ tên. Mua cho được chè ngon, bày khay chén ra nếm thử. Thậm chí có kẻ đặt tiền sẵn mua cho được hiệu chè Chính Sơn. Sau đó gửi tàu buôn đặt cho được kiểu ấm chén mới lạ. Cách hiếu thượng đến thế là cùng cực. Song cái thú uống chè tàu có phải ở chỗ đó đâu. Hồn trà có tồn tại ở những thứ này không, những nghi lễ trói buộc không?
Xưa nay, nói về nghệ thuật thưởng trà, có rất nhiều người đã đề cập. Người mê trà vẫn truyền tụng bài thơ Trà ca của Lô Đồng đời Đường bên tàu, được coi như bài thơ xuất thần nói về cảm giác đắc đạo khi uống trà, cái thú vị khi thưởng trà mà ở đó mọi thứ phiền đâu u uất tan biến, chỉ còn lại một người thanh lành như Phật.
Dụng cụ thưởng trà của người Việt
- Ấm chuyên trà: dùng loại ấm trà Bát Tràng cao cấp hoặc ấm đất Nghi Hưng. Ấm trà được người xưa xếp hạng: thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần. Dựa vào số lượng người uống trà mà chọn ấm độc ẩm (một người uống); song ẩm (hai người uống), quần ẩm (ba hay bốn người uống).
- Khay trà: hình chữ nhật hay hình vuông làm bằng gỗ quý chạm khắc hoa văn, cẩn xà cừ. Loại đặc biệt làm bằng tre già, ngà voi, đồi mồi. Kiểu cách khác nhau, loại chân quỳ dạ cá hoặc chân thấp thành lựu, bàn toán tùy theo sở thích.
- Kỷ trà: là một cái bàn nhỏ, chân cao, kiểu cách thanh nhã để bày ấm, chén, khay. Người thưởng trà ngồi ghế tựa quanh bàn. Nếu kỷ trà chân thấp thì đặt trên sập hoặc ván ngựa để bày đồ thưởng trà.
- Hỏa lò, siêu đun nước: có nhiều kiểu dáng làm bằng đồng hoặc bằng đất trong nước hay nhập từ Trung Quốc về.
- Nước pha trà: tốt nhất là dùng nước suối, nước sông thượng nguồn, xa cách vùng dân cư đông đúc, mộ địa. Kế đến là nước giếng đá ở đồi, núi cao.