Cháo cá chép chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Do các chất dinh dưỡng có trong cá chép sau khi được chế biến đúng cách sẽ trở thành một món ăn vô cùng bổ dưỡng. Đối với người bình thường có thể ăn cháo cá chép thoải mái phụ thuộc vào nhu cầu của từng người. Tuy nhiên đối với phụ nữ đang mang thai thì cần một chút lưu ý khi ăn cháo cá chép. Cháo cá chép vẫn mang lại nhiều lợi ích tốt cho mẹ bầu nhưng các mẹ cần phải tìm hiểu nên ăn cá chép trong giai đoạn nào của thai kỳ để không làm ảnh hưởng xấu sự phát triển của thai nhi.
Mục Lục
Dinh dưỡng có trong cá chép
Theo nghiên cứu, trong 100g cá chép cung cấp khoảng 162 calories. Ngoài ra còn có khoảng 23g protein, 1g chất béo bão hòa, 84mg cholesterol và một ít các vi chất như canxi, vitamin A, vitamin C, sắt. Với cá lóc thì mỗi 100g sẽ cung cấp 122 calories, 21g protein. Cùng trọng lượng cá hồi có thể cung cấp đến 206 calories, với chỉ 63mg cholesterol và chứa 23g protein. Như vậy cho rằng cá hồi, cá lóc hay cá chép cũng mang lại giá trị dinh dưỡng ngang bằng và tương đương nhau nên đều có lợi cho bà bầu ăn cá chép là hoàn toàn có cơ sở.
Cá chép cũng là loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ. Cá mẹ bầu có biết rằng trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit glutamic, glycine, chất béo, arginine. Tùy theo mùa và sự thay đổi của thời tiết mà hàm lượng protein trong thịt cá chép sẽ có sự khác nhau. Trong đó, hàm lượng protein trong thịt cá chép vào mùa hè là phong phú nhất. Vào mùa đông, hàm lượng protein và acid amin trong cá chép sẽ giảm đi.
Mặc dù hàm lượng protein trong thịt cá chép có nhiều biến động, nhưng với nhiều thành phần dinh dưỡng hội tụ. Thịt cá chép là món ăn mang lại vô vàn những lợi ích cho mẹ bầu. Nó vừa giúp an thai, vừa hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.
Cá chép có tác dụng tốt cho các mẹ bầu
Theo dân gian cho rằng, trong lúc mang thai mẹ ăn nhiều cá chép thì sau khi ra đời em bé sẽ có 1 làn da trắng, môi đỏ rất đáng yêu. Sách y học cũng ghi lại công dụng của cá chép: “Cá chép chủ trị an thai. Khi thai động, khi người mẹ mang thai bị phù, nên ăn canh cá chép”.
Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong cá chép có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, phốt pho, vitamin, B1, B2… hỗ trợ tối đa sức khỏe cho thai phụ trong thời kỳ bầu bí cũng như sau khi sinh. Tuy nhiên, ăn cháo cá chép cần phải chọn thời điểm vàng để ăn mới có thể dễ dàng hấp thụ chất bổ.
Mẹ bầu nên ăn cháo cá chép trong khoảng thời gian nào?
3 tháng đầu
Theo kinh nghiệm dân gian, Đối với cá chép thì tốt nhất là các mẹ nên ăn vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là tốt nhất tức là 3 tháng đầu. Đây là thời điểm tốt nhất trong thai kỳ để ăn cháo cá chép. Không chỉ vậy đây cũng là thời điểm mà mọi tế bào thai nhi đang trong giai đoạn hình thành. Bởi vậy sẽ dễ dàng hấp thụ chất bổ hơn. Do vậy, ngay từ những tháng đầu tiên khi mang thai, các mẹ hay cập ngay những món ăn được chế biến từ cá chép vào thực đơn bà bầu của mình nhé!
Ăn vào buổi sáng
Bà bầu ăn cháo cá chép vào buổi sáng là cực kỳ tốt cho cơ thể và hợp lý. Sau một đêm dài chìm trong giấc ngủ thì dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn của hôm trước đã nạp vào cơ thể. Chính vì thế một bát cháo vào buổi sáng sẽ giúp thai phụ lấy lại năng lượng cho cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi thật tốt.
Ăn vào giữa hai bữa chính
Ăn cháo vào giữa hai bữa ăn chính cũng rất tốt. Giữa buổi sáng hoặc buổi chiều, bà bầu có thể ăn một bát cháo nhỏ. Nó có thể bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể. Đây cũng là thời điểm thích hợp để cơ thể lấy lại năng lượng bị tiêu hóa trong quá trình làm việc. Một bát cháo nhỏ sẽ giúp thai phụ khỏe mạnh hơn. Đồng thời có thêm nguồn dinh dưỡng nuôi thai.
Ăn khuya
Vào buổi tối trước khi đi ngủ bà bầu có thể ăn 1 chén cháo. Điều này giúp ấm bụng và ngủ ngon hơn. Những chất dinh dưỡng từ cá chép sẽ được cơ thể hấp thụ một cách trọn vẹn trong lúc đang ngủ.
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi chế biến cá chép
Theo một số lời truyền miệng, chế biến cá chép không cần làm sạch ruột mà chỉ cần rửa sơ qua, cho thêm vài nắm gạo vào chung. Ăn như vậy vừa không bị mất chất mà con sinh ra lại cực kỳ trắng trẻo, thông minh. Nhưng trên thực tế, cách làm này hoàn toàn phản khoa học và cần phải loại bỏ ngay.
Vì trong vảy, ruột và mang cá chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nó gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, suy gan, suy thận,…rất nguy hiểm tới tính mạng con người đặc biệt là mẹ bầu nuôi thai. Hơn nữa, 90% trong mật cá chép là chất Cyprinol sulfat. Còn lại là các acid mật khác. Chất này đi vào cơ thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, ói mửa; tiêu chảy thậm chí gây tử vong với tỉ lệ cao do suy thận, gan cấp…
Nấu cháo cá chép đúng cách cần sơ chế kỹ. Đánh vảy bóc mang sạch, luộc sau đó lọc thịt để nấu cháo. Điều này giúp bà bầu luôn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn như mong muốn. Mỗi tuần, các thai phụ có thể ăn 1 – 2 bữa cá chép. Có thể thay đổi phương pháp nấu để tránh nhàm chán khi ăn.
Ngoài việc lựa chọn bổ sung cá chép trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể kết hợp thêm thực đơn các loại cá bổ dưỡng khác. Ngoài món cháo bổ dưỡng, bà bầu ăn cá chép có thể biến tấu cá chép thành nhiều món mới khác lạ miệng hơn. Như: cá chép sốt cà, cá chép om dưa, cháo cá chép đậu xanh cũng rất ngon đó.