Lễ hội Xuân Yên Tử là một trong những sự kiện không thể bỏ qua của các Phật tử. Đây sẽ là một chuyến hành hương cực kỳ gian nan. Thế nhưng bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn so với công sức bỏ ra. Để tham gia sự kiện này, bạn phải đặt chân đến ngọn núi Yến Tử. Nơi nằm ở dãy núi Đông Triều, thuộc vùng Đông Bắc của nước ta. Khi đến đó, bạn không chỉ được trải nghiệm một sự kiện tâm linh, tôn giáo hoành tráng nhất nhì Việt Nam. Mọi người còn có thể tận hưởng một thế giới tự nhiên đẹp như tranh. Đưa con người đến gần với thiên nhiên hơn.
Mục Lục
Để tham gia lễ hội Xuân Yên Tử bạn phải đến được Tử Tiêu
Núi Yên Tử (chữ Hán: 安子山 Yên Tử sơn) hay còn gọi là núi Tượng Đầu. Đó là ngọn núi cao 1068m so với mực nước biển trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Còn được biết đến như đỉnh dưới cái tên cao nhất gọi là Tử Tiêu. Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Sở hữu hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng. Đặc biệt đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên.
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành. Nhằm tìm đến sự thanh tịnh sau khi truyền ngôi và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam. Đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất. Người có pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (調御覺皇陳仁宗, 1258–1308).
Lễ hội Xuân Yên Tử có niên đại hàng trăm năm
Năm 1299 (cách đây hơn 700 năm ), Trần Nhân Tông đã xây dựng nên dòng thiền Trúc Lâm. Đặc biệt là bằng cả một hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Ông được coi là vị Sư Tổ thứ nhất của Phật phái Trúc Lâm mang Phật danh Ðiều Ngự Giác Hoàng. Kế tục sự nghiệp của ông là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Cả 3 vị được gọi chung là Trúc Lâm Tam Tổ. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm. Đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam. Cụ thể là trong các thế kỷ 12, 13, 14.
Không biết lễ hội Yên Tử được hình thành từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ thế kỷ 17-18, trên đỉnh Yên Tử. Ở độ cao 1.068m đã hiện diện một ngôi chùa (Thiên Trúc Tự) mái lợp ngói đồng. Trong chùa có 2 tượng đồng, cạnh chùa là một phiến đá lớn bằng phẳng. Và được gọi là Bàn cờ Tiên cùng với một chữ Phật khối lớn khắc vào vách đá…Tất cả đều nói lên sự linh thiêng, huyền bí và sức cuốn hút kỳ diệu của Yên Tử. Yên Tử không chỉ là nơi cảnh quan kỳ vĩ mà còn là chốn đất thiêng. Nơi hội thụ nhiều giá trị tinh thần, văn hoá của tổ tiên; sự dâng hiến tinh khiết,… Ðâu phải vô tình mà Yên Tử trở thành cõi trở về của hàng nghìn con dân đất Việt mỗi dịp xuân về.
Sự kiện tôn giáo giúp bạn thoát khỏi giới trần tục
Diễn ra tại vùng núi Yên Tử, thuộc xã Thượng Yên Công, Uông Bí. Lễ hội Yên Tử mang ý nghĩa lớn lao, là trung tâm. Và còn là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Vùng núi Yên Tử cách trung tâm Uông Bí (Quảng Ninh) khoảng chừng 14 km. Trước đây, người ta gọi núi Yên Tử là núi Voi bởi hình dáng ngọn núi tựa như một con voi khổng lồ. Trong sử sách ghi lại, Yên Tử còn có tên là Bạch Vân Sơn bởi quanh năm núi chìm trong mây trắng.
Đến với hoạt động lễ hội diễn ra, để du khách đến Yên Tử có thể hòa vào thế giới Phật. Từ đó thoát khỏi thế giới trần tục. Đồng thời là một cuộc hành hương ý nghĩa về một nét văn hóa dân tộc độc đáo. Và bên cạnh đó là giới thiệu về cảnh sắc hùng vĩ của thiên nhiên tươi đẹp tại Việt Nam.
Lễ hội kéo dài đến hết mùa xuân
Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng tới hết mùa xuân, lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động. Ví dụ như:
- Lễ dâng hương cúng Phật.
- Bái Tổ Trúc Lâm.
- Văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử.
- Văn hóa tâm linh.
- Những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính.
- Lễ khai ấn “Dấu Thiêng Chùa Đồng”.
- Múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian…
Đường lên Yên Tử sẽ qua một hành trình: Chùa Giải Oan-Hoa Yên-Cổng Trời, chùa Phổ Đà, chùa Bảo Sái và toạ lạc ở điểm cao nhất của dãy Yên Tử là ngôi chùa Đồng. Yên Tử không chỉ là nơi cảnh quan kỳ vĩ mà còn là chốn đất thiêng, hội thụ nhiều giá trị tinh thần, văn hoá của tổ tiên; sự dâng hiến tinh khiết. Du khách đến hội chùa Yên Tử hãy tham khảotour yên tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương về đất Phật giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Lễ hội xuân Yên Tử được bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 10 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. Cứ mỗi độ xuân về là hành trình du xuân trở về miền đất Phật Yên Tử lại bắt đầu. Hàng ngàn, hàng vạn du khách đổ về đây để đến với ngôi chùa Đồng nằm cao chót vót trên đỉnh núi. Cảm giác như bạn tách biệt mình khỏi thế giới trần tục bên dưới để tịnh tâm và tìm về với Phật tổ!
Lễ hội Xuân Yên Tử rất linh thiêng
Quả thực là như vậy! Yên Tử được coi là chốn đất Phật linh thiêng, quần thể các công trình bao gồm 11 ngôi chùa cùng với hàng trăm am, tháp, mộ, bia,… trải dài gần 20km và tạo thành một khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng mang tầm cỡ quốc gia.
Đến với nơi đây, bạn có cơ hội được chiêm ngưỡng những ngôi chùa, ngọn tháp ẩn hiện bên những rừng cây, con suối vô cùng độc đáo và thú vị. Chùa Đồng cao nhất nằm trên đỉnh núi ở độ cao 1068 mét so với mực nước biển, tạo cho du khách cảm giác như “đang đi trong mây” khi lên đến đây vậy! Chùa được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất với chiều dài là 4.6m, chiều rộng 3.6m và chiều cao là 3.85m. Chùa nặng hơn 85 tấn với kiến trúc như một đài sen thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm. Hàng năm, lễ hội xuân Yên Tử được diễn ra với quy mô rất lớn và đảm bảo sẽ là chuyến hành trình bạn khó có thể nào quên trong đầu năm 2021 này đấy!