Lễ hội Nghinh Ông: Ngày cúng bái thần biển cả của người dân Vàm Láng

Lễ hội Nghinh Ông từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân Vàm Láng. Đối với người dân ở xứ này, cá Ông chính là vị thần bảo hộ của họ. Đa số người dân tại đây đều là những ngư dân đánh bắt xa bờ. Thế nên việc cúng bái vị thần bảo hộ của mình cực kỳ quan trọng và linh thiêng. Đây cũng là một diệp lễ cực kỳ náo nhiệt khi hàng nghìn ngư dân cùng nhau ra khơi. Hàng trăm con thuyền sẽ quy tụ cùng một địa điểm để làm lễ. Không giống với những lễ cúng bài khác, lễ Nghinh Ông mang đậm nét riêng người dân vùng Gò Công.

Lễ hội Nghinh Ông cúng bài vị thần bảo hộ ngư dân

Đối với ngư dân, cá Ông (cá voi) là vị thần bảo trợ đầy tôn kính. Thậm chí là đối với suốt cuộc đời sống bám biển của họ. Để tỏ lòng biết ơn đến với cá Ông, ngư dân hằng năm đều tổ chức một lễ hội. Đó chính là lễ hội Nghinh Ông. Lễ hội Nghinh Ông ở Vàm Láng có nhiều nét tương đồng với các lễ hội Nghinh Ông ở các vùng biển trong cả nước. Nhưng cũng có những khác biệt, mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng của cư dân vùng Gò Công.

Lễ hội Nghinh Ông mỗi năm đều được tổ chức rất hoành tráng
Lễ hội Nghinh Ông mỗi năm đều được tổ chức rất hoành tráng

Lễ hội này có nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ như: lễ rước cốt Ông, lễ cầu Ngư, lễ tế cá Ông, lễ Nghinh Ông, lễ Nghinh Ông thủy tướng,… Riêng đối với lễ nghinh Ông Vàm láng còn có thêm các lễ khác. Điển hình như Lễ thỉnh sắc và Lễ tế truyền thống trên cơ sở hai truyền thuyết liên quan.

Lễ hội Nghinh Ông đã tồn tại được hơn 200 năm

Về Lễ thỉnh sắc, tương truyền rằng: Khi vua Gia Long (lúc này là Nguyễn Ánh) bôn tẩu tránh quân Tây Sơn tại cửa sông Soài Rạp. Ngài đã gặp một trận bão lớn nên thuyền của ngài có nguy cơ bị đắm. Trong lúc không biết xoay xở ra sao, ngài đã cầu nguyện trời đất, thần linh trợ giúp. Thật thiêng, ngay sau lời cầu nguyện, một con cá voi to lớn xuất hiện. Và thuyền của ngài đã được cá voi che chở, dìu dắt vào bờ vùng biển Vàm Láng. Nay thuộc xã Kiểng Phước tỉnh Gò Công (Tiền Giang ngày nay).

Sau khi lên ngôi vua (1802), ngài muốn tỏ lòng tri ơn, phong cho cá Ông tước “Nam Hải Đại Tướng Quân”. Rồi lệnh cho các nơi vùng biển lập đình thờ cá Ông. Với ý nghĩa này, năm 1852, đình Kiểng Phước được sắc phong sắc thần Nam Hải Nhị Đại Tướng Quân.

Truyền thuyết về cá Ông

Về Lễ tế truyền thống, tương truyền rằng: Thời ông Huỳnh Văn Bình làm hương cả (thế kỷ XIX). Có một cá Ông lụy, xác tấp vào làng Đồng Hòa (Gia Định) ở bên kia bờ sông Soài Rạp. Dân làng đem về chôn, sau hốt cốt đem vào đình Kiểng Phước thờ. Một thời gian sau, ngư dân xã Phước Hải (Bà Rịa) đến Vàm Láng xin thỉnh cốt Ông về Phước Hải. Và có kể rằng Ông về báo mộng cho dân làng do Ông phạm tội với thiên đình. Thế nên khi chết trôi dạt ở ba nơi: đầu ở Phước Hải, thân ở Vàm Láng và đuôi ở Vũng Tàu.

Nếu đưa được toàn thân Ông về Phước Hải thì dân làng sẽ ăn nên làm ra. Ngư dân Vàm Láng không đồng ý vì nếu cho thỉnh cốt Ông đi thì dân Vàm Láng sẽ thất lộc. Nhân dịp này, ngư dân đóng góp tài lực, vật lực xây dựng Lăng Ông Nam Hải . Và thỉnh cốt Ông từ Kiểng Phước về thờ. Theo tục lệ hàng năm, mỗi lần tổ chức lễ cúng, hội đồng khánh tiết Lăng Ông Nam Hải. Và nhân dân Vàm Láng vào đình Kiểng Phước thỉnh sắc rất long trọng. Sắc thần Thủy tướng vua Tự Đức năm thứ 5 (1852) phong đề “Cảnh Phước thôn”. Thế nên sắc thần được lưu giữ tại đình Kiểng Phước.

Hài cốt của cá Ông lụy vẫn được lưu giữ

Các bô lão kỳ cựu thuật lại rằng vào thời kỳ ông Huỳnh Văn Bình làm hương cả làng ngư phủ. Có một lần trời đổ mưa không ngớt hột luôn ba ngày. Thì có dư luận đồn đại rằng thiên tượng này không bởi lý do nào khác lạ hơn. Đó là có một cá ông lụy, thi hài tấp vào làng Đông Hòa (Gia Định) ở bên kia bờ sông Soài Rạp.

Ông phó Hương cả Vạn thân hành đi điều tra, quả có một cá ông chết. Xác trôi tấp vào bờ. Nhưng xác cá ông này không còn nguyên vẹn. Ông Vạn đến nơi trông thấy chỉ một khúc giữa đã lớn dài bằng một chiếc ghe biển. Di hài không trọn này được dân làng di chuyển về Kiểng Phước. Để cho da thịt tan rã hết đi. Xương còn lại được góp nhặt vào một quan tài, để tại đình Vàm Láng cho dân làng kính bái.

Hài cốt của cá Ông vẫn được người dân cất giữ
Hài cốt của cá Ông vẫn được người dân cất giữ

Không bao lâu sau, một người ngư phủ ở Phước Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) qua Vàm Láng xin thỉnh hài cốt ấy, chịu đền bù lại 100 quan tiền. Ông này nói rằng cá ông chết đó đã “đạp đồng về loan báo cho dân làng Phước Hải hay rằng: Bởi ông phạm lỗi đối với thiên đình nên bị phạt thân xác phân làm ba mảnh tản mắc đi ba nơi. Đầu ở Phước Hải, thân ở Kiểng Phước, đuôi ở Vũng Tàu. Nhưng nếu dân làng Phước Hải có thể tìm đủ ba khúc lại để tôn kính trong một miếu đình thì ông sẽ phù hộ cho làng Phước Hải lâu ngày giàu thịnh”.

Đôi nét về lễ hội Nghinh Ông

Hàng năm, Lễ hội Nghinh Ông Vàm Láng được tổ chức trong hai ngày (Mùng 9 và Mùng 10 tháng 3 Âm lịch). Trong ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch, từ 7 giờ sáng đến 18 giờ chiều diễn ra các hoạt động theo trình tự: tại Đình Thần (xã Kiểng Phước), Ban tổ chức tiến hành lễ thỉnh sắc sau đó về Lăng Ông Nam Hải (tọa lạc khu phố Lăng 1, thị trấn Vàm Láng) thực hiện các lễ cúng tiên sư, lễ thỉnh cổ bánh, lễ thỉnh vong trên bộ, lễ thỉnh vong lạc thủy, lễ ra giàn thí cúng cầu an,….

Sáng sớm ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch, có hàng chục ghe tàu với các lễ vật như: Heo quay, xôi, bánh, trái cây,… chở từng đoàn người nối đuôi nhau tiến ra biển làm lễ cúng tế Ông. Sau khi phần lễ cúng tế ngoài biển kết thúc, đoàn thuyền quay về và tiến hành một số nghi thức tại Lăng Ông.

Phần hội của lễ Nghinh Ông cực kỳ sôi nỗi

Phần hội của lễ hội Vàm Láng kéo dài sôi nỗi trong 2 ngày
Phần hội của lễ hội Vàm Láng kéo dài sôi nỗi trong 2 ngày

Tại Lễ hội, cùng với các hoạt động của phần lễ thì phần hội cũng được tổ chức song hành trong hai ngày rất sôi nổi. Trong phần hội, các trò chơi dân gian như: kéo co, đua ghe, đá bóng, leo cột mỡ, bắt vịt, đẩy gậy,…. diễn ra sôi nổi, với sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân và du khách. Lễ hội Nghinh Ông Vàm Láng đã góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của cư dân vùng biển Gò Công, Tiền Giang; đồng thời góp phần bảo tồn di tích, nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy giá trị lễ hội, giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương. Ngày 15/02/2000 UBND Tỉnh Tiền Giang đã Quyết định xếp hạng Lăng Ông Nam Hải là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *