Lễ hội đền Hùng: Nét văn hóa Việt thu hút hàng triệu du khách

Lễ hội đền Hùng là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của Việt Nam. Lễ hội chỉ được tổ chức mỗi năm một lần và có số lượng người tham gia siêu khủng. Vào năm 2019 khi lễ hội còn được tổ chức khi chưa dịch bệnh, đã có hàng trăm nghìn người kéo nhau đi tham dự. Chính sự kiện này đã biến đền Hùng trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong mắt bạn bè quốc tế. Thậm chí số lượng người tham gia lễ hội còn vượt quá mức tưởng tượng. Và việc quá tải số lượng người tham dự đã từng gây ra những hệ quả có phần tiêu cực. Hãy cùng chúng mình khám phá về nét văn hóa độc đáo này nhé!

Nét đẹp văn hóa Việt Nam kéo dài hàng nghìn năm

Hàng ngàn năm nay thờ cúng Vua Hùng đã trở thành truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Thấm sâu vào tâm khảm của mỗi người dân. Truyền thống ấy là ngọn nguồn sức mạnh tinh thần của cả dân tộc. Nhằm giúp dân Việt vượt lên mọi gian lao thử thách. Nhất là trong suốt tiến trình mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đền Hùng thực sự trở thành biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết. Là điểm hội tụ văn hoá tâm linh của mọi người dân đất Việt.

Lễ hội đền Hùng đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của người Việt
Lễ hội đền Hùng đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng ngày càng trở lên sâu đậm trong đời sống văn hoá tinh thần. Còn là niềm tự hào kiêu hãnh của một dân tộc giàu truyền thống văn hiến. Giúp chúng ta luôn trân trọng quá khứ, biết ơn các thế hệ tiền nhân đã dựng xây, giữ gìn. Đồng thời khẳng định chủ quyền của đất nước, dân tộc.

Lễ hội gợi nhớ về nguồn gốc tổ tiên

Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng là sự phát triển cao có tính chất trìu tượng hoá ý thức về cội nguồn, bắt rễ sâu xa từ tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ông bà trong gia đình, gia tộc và làng xã. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng trong quá trình hình thành, tồn tại đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên những giá trị đạo đức truyền thống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc khơi dậy tinh thần đại đoàn kết toàn dân của người Việt Nam.

Thời điểm tổ chức lễ hội đền Hùng

Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3). Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hàng năm thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước.

Bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.

Lễ hội đền Hùng với nhiều tiết mục thú vị

Hàng loạt tiết mục dân gian độc đáo được biểu diễn tại lễ hội đền Hùng
Hàng loạt tiết mục dân gian độc đáo được biểu diễn tại lễ hội đền Hùng

Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu… của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích… Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ). Và nhiều trò chơi khác. Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam. Cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *