Điều gì làm nên sự nổi tiếng của món Sushi Nhật Bản?

Nói về ẩm thực có lẽ không có nền ẩm thực nào độc đáo bằng nền ẩm thực Nhật Bản. Nơi đây nổi tiếng với những món ăn được chế biến từ các nguyên liệu tươi sống kết hợp với các gia vị tạo nên mon ăn tuyệt hảo. Sushi hay còn gọi là cơm cuộn chính là món ăn rất nổi tiếng của đất nước này. Món ăn thể hiện sự công phu và tỉ mỉ của người Nhật. Họ rất biết cách để làm mọi thứ trở nên độc đáo và có ý nghĩa. Món Sushi cũng rất được lòng các bạn trẻ tại Việt Nam khi những cửa hàng Sushi luôn chật chỗ.

Sushi, nét độc đáo của ẩm thực Nhật Bản

Sushi là một món ăn Nhật Bản bao gồm cơm trộn giấm kết hợp với các nguyên liệu khác. Từ xưa, người nhật đã biết cách ủ cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm ngon. Khi ủ, cơm thường được trộn với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt. Mà cũng chính vì thế mà cá ủ trong cơm được chuyển hóa thành sushi.

Thứ cơm trộn giấm đẻ làm sushi được gọi là sumeshi hay sushimeshi, loại giấm để nấu thứ cơm này mà không phải là giấm thông thường mà là giấm có pha chút muối, đường, rượi ngọt Mirin, vì thế gọi là giấm hỗn hợp awasesu.

Cơm nấu xong (nấu không chín hoàn toàn nhưu cơm bình thường) được đổ ra một cái chậu gỗ rồi trộn giấm vào. Vừa trộn vừa dùng quạt tay quạt cho hơi nóng thoát bớt ra để giữ hương vị của giấm.

Các loại hải sản dùng để làm sushi có thể là cá, tôm, mực, bạch tuộc, bào ngư, … Có nhiều loại sushi, tùy theo cách chế biến của đầu bếp. Sushi thường được chấm với mù tạt (wasabi) hoặc nước tương Nhật Bản rồi thưởng thức.

Sự thật về nguồn gốc của món sushi

shushi
Một sự thật thú vị là món Shushi có tiền thân từ một món ăn tại Trung Quốc

Theo nhiều tài liệu đã chứng minh rằng nguồn gốc của món sushi bắt nguồn từ Trung Quốc chứ không phải là Nhật Bản. Món sushi nguyên bản thực ra là món cá muối của ngư dân Trung Quốc. Mãi sau này đến khoảng thế kỷ thứ 8 món cá muối mới du nhập vào Nhật Bản và được các ngư dân Nhật Bản học theo.

Hình thức ban đầu của món cá muối rất đơn giản. Người ta chỉ dùng cơm bọc quanh con cá và muối trong vài tháng để cá lên men. Vì sau vài tháng lớp cơm bên ngoài bị mốc nên sau khi lấy cá ra người ta chỉ ăn cá và bỏ đi lớp cơm bên ngoài. Sau khi du nhập vào Nhật Bản được ít lâu, người Nhật Bản không ăn cá muối lên men nữa; mà bọc cơm trộn giấm bên ngoài cá tươi hay các loại hải sản để ăn.

Sau này, món cá muối này được gọi là sushi và có rất nhiều cách để làm sushi khác nhau tùy theo sở thích của từng người. Tuy vậy, cơm trộn giấm là một thành phần không thể thiếu được trong món sushi. Còn cá bên trong cơm được thay bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như hải sản thái lát hay các loại tôm cua …

Các loại Shushi phổ biến

cơm cuộn
Cơm cuộn với hải sản tươi sống

Sushi cuộn (makizushi)

Món sushi cuộn cũng là món sushi rất phổ biến ở Nhật Bản. Món này giống như món cơm cuộn ở Việt Nam mà mọi người vẫn hay làm. Cơm trộn giấm sẽ được trải đều lên một miếng rong biển, sau đó người ta cho các loại nhân được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau lên trên cơm rồi cuốn lại thành một cuộn tròn dài. Cuộn tròn này thường được cắt đều thành 6 miếng hoặc hơn để ăn.

Sushi gói (oshisushi)

Đây là loại sushi được làm gần giống như sushi nắm nhưng người ta không nắm cơm mà cắt thành những miếng vuông vức giống như một chiếc bánh vậy. Vì thế mặc dù có nguyên liệu giống nhau nhưng hình dạng khác nhau; nên tên gọi cũng không giống nhau.

Sushi nắm (nigirizushi)

Đây là loại sushi phổ biến nhất mà mọi người thường thấy trên các hình ảnh hay thực đơn nhà hàng. Món sushi này có cơm được trộn giấm nắm thành nắm nhỏ. Bên trên cơm được đặt một lát hải sản thái miếng. Ăn kèm có thể là wasabi, gừng xay hay hành bào nhỏ.

Thưởng thức sushi như thế nào cho chuẩn vị?

cơm cuộn hải sản
Kết hợp giữa cơm cuộn cùng các nguyên liệu khác tạo nên món ăn hấp dẫn

Sushi thường được cắt theo khoanh, dùng ngay sau khi vừa được dọn ra; và ăn kèm với nước tương, wasabi và gừng ngâm chua. Khi dùng nên cho cả miếng vào miệng để cảm nhận trọn vẹn hương vị trong từng khoanh. Cái vị là lạ của cơm trộn giấm, vị ngầy ngậy và mát của cá sống cùng vị cay nồng của wasabi xông lên mũi.

  • Đối với wasabi nên cho từ từ chút một vào bát riêng, đến khi có được độ cay mong muốn.
  • Đối với nước tương: cách chấm nước tương có thể làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Khi chấm, phải chấm phần bề mặt thức ăn vào nước tương, không nên chấm phần cơm vì món sushi sẽ rất dễ bị mặn.
  • Khi thưởng thức nhiều loại sushi cùng một lúc; sau mỗi loại nên dùng kèm một lát gừng ngâm chua để rửa sạch vị giác, giúp hương vị sushi không bị trộn lẫn vào nhau.
  • Để đảm bảo tính lịch sự và thẩm mỹ của đĩa thức ăn, nên dùng sushi theo thứ tự từ ngoài vào trong; tránh gắp ngay miếng ở giữa đĩa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *