Mỗi ngày mẹ đều có rất nhiều việc phải làm, trong khi việc nấu cháo dinh dưỡng cho bé tốn khá nhiều thời gian nếu phải làm mỗi sáng. Hơn nữa, lượng cháo mà con ăn một ngày lại khá ít. Chính vì thế, để tiết kiệm thời gian, các mẹ bỉm sữa thường sẽ nấu một lần và hâm nóng cháo lại cho con ăn cả ngày. Thực tế của việc này có tốt cho sức khỏe của bé hay không? Các mẹ nên làm thế nào để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho con vừa tiết kiệm thời gian cho mình? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong nội dung tiếp theo dưới đây nhé!
Mục Lục
Cháo dinh dưỡng có nên hâm lại nhiều lần?
Việc hâm đi hâm lại cháo chắc chắn là điều mà chúng ta hoàn toàn không nên làm. Lý do là bởi:
- Khi mẹ nấu cháo vào buổi sáng và để ở nhiệt độ phòng thì chỉ cần khoảng 2 tiếng là cháo đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, các loại vi sinh vật có hại cũng luôn tiềm ẩn và tấn công thức ăn. Bên cạnh đó, dưỡng chất trong thức ăn khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh cũng sẽ mất đi đáng kể. Vì vậy, dù bảo quản như thế nào đi chăng nữa cháo cũng không còn đảm bảo.
- Cách hâm cháo cho bé dù có cẩn thận thế nào cũng làm mất đi vitamin, khoáng chất có trong các loại nguyên liệu. Như vậy cháo không còn dinh dưỡng nữa.
- Đồ ăn hâm lại sẽ có vị khó khăn hơn. Con cũng vì thế mà cảm thấy không còn hứng thú nữa. Chúng sẽ bỏ ăn và sau là là sợ ăn.
Mẹo để nấu cháo cho bé ăn cả ngày
Vậy làm cách nào để nấu cháo buổi sáng và cho con ăn cả ngày. Mẹ hãy áp dụng cách hâm cháo cho bé vô cùng đơn giản đó là:
- Nấu 1 nồi cháo trắng vào buổi sáng. Mẹ hãy tính lượng cháo làm sao vừa đủ cho con ăn 3 bữa/ngày. Sau đó chia nhỏ ra các phần, bữa nào ăn phần nào và bảo quản bên trong tủ lạnh. Việc chia nhỏ thức ăn sẽ giúp mẹ lấy đồ nhanh chóng hơn. Đồng thời tránh tạo điều kiện để các loại vi khuẩn xâm nhập trong quá trình lấy đồ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
- Trước giờ ăn của con, mẹ hãy lấy một phần cháo cho vào nồi nhỏ. Tiếp đó, thêm các nguyên liệu rau, thịt cá cho từng bữa và đun lên. Cuối cùng là tắt bếp và cho dầu ăn dành cho
Bảo quản cháo cho bé trong tủ lạnh đúng cách
Với cách hâm cháo cho bé như trên, chúng ta vẫn cần phải bảo quản cháo trắng trong tủ lạnh. Vậy thực hiện bảo quản cháo như thế nào là đúng?
Sau khi nấu cháo trắng cho con, mẹ hãy đổ phần cháo cần ăn cho bữa đó ngay ra nồi. Phần còn lại sẽ chia nhỏ ra các hộp thực phẩm nhỏ. Mỗi một phần sẽ vừa đủ cho một bữa của con. Sau đó cất lên trên ngăn đá của tủ lạnh.
Các loại rau, thịt, cá mẹ có thể sử dụng luôn nguyên liệu trong bữa ăn hôm đó và chế biến cho con. Hoặc nếu mẹ muốn làm tiện một lần với đa dạng các loại thực phẩm thì cũng thực hiện như đối với cháo. Đó là sau khi chế biến bảo quản trong các hũ thủy tinh hoặc khay, vỉ đựng nguyên liệu ăn dặm của trẻ có bán sẵn. Sau đó cất lên trên ngăn đó.
Khi nấu cháo cho con, mẹ chỉ cần lấy đủ phần thức ăn cho ngày hôm đó và để xuống ngăn mát. Như vậy đến bữa là có thể sử dụng.
Cháo để ngăn mát được bao lâu? Cháo và các nguyên liệu nếu chỉ để trong ngăn mát của tủ lạnh thì chỉ được khoảng 2 ngày. Còn nếu để trên ngăn đá thì thời gian có thể lên đến 1 tháng. Để đảm bảo thức ăn cho con trong thời hạn sử dụng, mẹ hãy ghi chú ngày làm thực phẩm lên trên đó. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Các bước hâm cháo bảo quản trong tủ lạnh cho bé
Đồ ăn sau khi bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh thì thực hiện cách hâm cháo cho bé như thế nào cho đúng?
Bước 1: Rã đông thực phẩm
Có 3 cách rã đông các loại nguyên liệu là:
- Dùng lò vi sóng: Mẹ chỉ cần cho thức ăn vào trong tô thủy tinh hoặc bát chuyên dụng sau đó cho vào lò vi sóng. Khuấy đều thức ăn để chúng không vón cục và có thể tan hết.
- Hấp cách thủy: Gỡ viên thức văn và cho vào chén nhỏ. Sau đó đặt vào nồi nước đun sôi. Đun trong khoảng từ 10 đến 20 phút.
- Rã đông bằng tủ lạnh: Tối hôm trước, mẹ hãy chuyển lượng đồ ăn cần thiết trong một ngày cho con từ ngăn đá xuống ngăn mát của tủ lạnh. Thức ăn sẽ mất khoảng 12 tiếng để rã đông.
Tuyệt đối không rã đông bằng cách để thực phẩm ra môi trường bên ngoài. Vì vi khuẩn có hại sẽ tấn công vào đồ ăn dễ dàng hơn.
Bước 2: hâm cháo cho bé
Sau khi đã rã đông nguyên liệu, mẹ có thể thực hiện hâm cháo cho bé bằng 2 cách sau:
- Sử dụng lò vi sóng: Cho thức ăn vừa rã đông vào chén. Sau đó hâm nóng 15 giây/lần. Hết thời gian lại khuấy đều lên cho nguyên liệu hòa quyện vào với nhau.
- Sử dụng nồi đun bằng bếp: Cho các loại nguyên liệu vào nồi chuyên đun cháo cho trẻ sau đó khuấy đều tay để thức ăn không bị cháy.
Lưu ý: Mẹ có nên cho bé ăn cháo dinh dưỡng ăn liền?
Dù thực tế các nhà sản xuất luôn hướng người tiêu dùng đến việc chấp nhận cháo ăn liền là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Nhưng bản chất nó vẫn mang tính tiện dụng nhiều hơn là giá trị dinh dưỡng.
Minh chứng, ngay trong mô tả thành phần sản phẩm. Người dùng dễ thấy các thành phần như tôm, gà, thịt, nấm,… có tỷ lệ rất thấp. Chẳng hạn gói cháo đông cô 70g chỉ có 5% nấm đông cô, gói cháo thịt bằm 70g chỉ có 8% thịt heo, gói cháo tôm cua 50g chỉ 2.2% tôm sấy và 0.2% bột cua,…
Trong khi, một chén cháo dinh dưỡng cho bé cần cung cấp đủ 4 nhóm chất: bột đường, đạm, rau (vitamin A, C,…, khoáng chất) và chất béo. Gói cháo ăn liền như thế là quá thiếu hụt và mất cân bằng về dinh dưỡng khi dùng cho trẻ.
Trên đây là cách hâm cháo cho bé khoa học và đảm bảo an toàn nhất mà mẹ có thể tham khảo để thực hiện cho con. Hãy là một bà mẹ thông thái. Từ đó giúp con có được nguồn dinh dưỡng thực sự bổ dưỡng để phát triển toàn diện.