Cách ứng xử với bạn đồng hành để có chuyến đi du lịch đáng nhớ

Nếu đã từng đi du lịch, chắc hẳn bạn sẽ đồng ý rằng, chuyến đi sẽ trở nên trọn vẹn hơn nếu có ai đó “hợp cạ” đồng hành. Đó có thể là người thân, bạn bè hoặc người mới quen được ghép cùng đoàn. Mọi thứ sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nếu nhiều “cái đầu” cùng tìm ra hướng giả quyết phải không? Cho dù là ai, bạn cũng cần có thời gian để thích nghi, làm quen với tính cách của người ấy. Dưới đây là một số kinh nghiệm ứng xử với bạn đồng hành để chuyến đi du ngoạn trở nên hoàn hảo với những trải nghiệm đáng nhớ.

Lý do nên có bạn đồng hành khi du lịch

Cảm giác an toàn

Có ai đó đồng hành sẽ luôn mang lại cảm giác an toàn và tự tin hơn cho bạn. Bất cứ nơi nào bạn đặt chân đến, đều sẽ có người tốt và người xấu. Cũng như những tình huống không mong đợi. Việc đi du lịch một mình với ít kinh nghiệm sẽ biến bạn trở thành “miếng mồi ngon” cho kẻ xấu. Những thiệt hại bạn có thể gặp, đôi khi không chỉ đơn giản là tài sản của bạn.

Tiết kiệm chi phí

Du lịch cùng một người bạn thân chắc hẳn sẽ vui hơn so với việc đi một mình
Du lịch cùng bạn thân chắc hẳn sẽ vui hơn so với việc đi một mình

Có thêm một người bạn đồng hành sẽ giúp việc chi tiêu của bạn hợp lý hơn. Các bạn có thể cùng chia sẻ bữa trưa, cùng ở chung một căn phòng. Hoặc ngay khi bạn có ý định mua món đồ nào đó, người đồng hành sẽ nhắc nhở bạn. Để tránh trường hợp “vung tay quá trán”.

Dẹp tan nỗi sợ ma

Những bạn nam có thể sẽ cười các cô gái nhút nhát sợ ma. Nhưng đây thực tế là nỗi sợ phổ biến. Bạn sẽ không phải mở sáng trưng phòng khách sạn, để tivi chạy suốt đêm, còn mắt thì thao láo nhìn trần nhà. Có người bạn đồng hành bên cạnh, bạn sẽ yên tâm hơn để chìm vào giấc ngủ.

4 cách ứng xử với người đồng hành

Tìm hiểu sở thích, thói quen của người đó

Dù đã biết hay mới quen người sẽ đồng hành cùng mình, bạn cũng nên gặp gỡ hoặc trao đổi trước qua email, chat… Để tìm hiểu sở thích, thói quen của người đó nhằm tránh những xung đột có thể nảy sinh. Bởi chuyến đi kéo dài nhiều ngày, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, không gian, thời gian… có thể là những tác động ngoại cảnh. Nó khiến bạn dễ nảy sinh tâm lý cáu kỉnh, bực bội với đối phương. Do đó, việc gặp gỡ trước sẽ giúp các bạn có một chuyến đi vui vẻ, thoải mái hơn.

Lên kế hoạch chi tiêu trước và trong chuyến đi

một người bên cạnh đồng nghĩa với việc có thêm một sự trợ giúp
một người bên cạnh đồng nghĩa với việc có thêm một sự trợ giúp

Các bạn nên thảo luận về kế hoạch chi tiêu trước và trong chuyến đi. Bởi việc này càng chi tiết thì càng hạn chế được mâu thuẫn phát sinh. Cần có kế hoạch cụ thể, tính toán các chi phí “cứng”. Ví như vé máy bay, thuê khách sạn, lệ phí visa, ăn uống, vé thắng cảnh… Để mỗi người nộp trước một khoản kinh phí dự trù. Trưởng nhóm là người có trách nhiệm ghi đầy đủ những khoản đã chi và khớp lại với các thành viên vào cuối ngày. Nhằm tránh những hiểu lầm không đáng có.

Kiểm soát cảm xúc của bản thân

Việc ở cùng nhau trong nhiều ngày có thể gây ra cho bạn cảm giác khó chịu bởi sự khác biệt về thói quen, nếp sinh hoạt. Vì thế, hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình. Và tìm cách góp ý nhẹ nhàng với đối phương để hiểu nhau hơn. Luôn giữ tâm lý tích cực, lạc quan để có thể dễ dàng giải quyết các sự cố, khó khăn xảy đến. Chỉ cần một người trong đoàn mệt mỏi, cáu gắt cũng khiến chuyến đi trở nên nặng nề.

Biết chấp nhận sự khác biệt

Khi đã quyết định đi du lịch theo nhóm, bạn nên vui vẻ chấp nhận sự khác biệt của các thành viên. Đôi khi, bạn có thể học hỏi ở họ từ chính những điều khác biệt. Nếu cảm thấy khó hòa hợp ngay từ đầu, hãy tìm cách rút lui. Để tránh những cảm xúc tiêu cực hay những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *