Để có món tôm cháy tỏi thơm ngon, hấp dẫn thì bí quyết nằm ở khâu sơ chế ban đầu. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng, đồng thời phải sơ chế thật sạch những nguyên liệu thì mới có thể kết hợp các nguyên liệu để tạo nên sức hấp dẫn của món ăn này. Đây không chỉ là món nhậu ngon, món ăn này còn được coi là một trong những món ăn chống ngán hiệu quả, kích thích vị giác và giúp trẻ ăn ngon miệng. Vì vậy, để bữa ăn hằng ngày của gia đình thêm phong phú và ngon miếng, bạn có thể tham khảo công thức chế biến món tôm cháy tỏi theo công thức dưới đây nhé!
Mục Lục
Chuẩn bị nguyên liệu
- Tôm sú: 300g
- Gia vị, dầu hào, đường, tỏi.
Các bước nấu món tôm cháy tỏi
- Bước 1: Tôm rửa sạch bóc vỏ chừa lại phần đầu và đuôi. Sau đó, khía lưng rút bỏ chỉ đen, ướp với chút gia vị, đường và dầu hào để khoảng 20-30 phút.
- Bước 2: Tỏi khô bóc vỏ đập dập băm nhỏ (cần nhiều tỏi). Tiếp theo đun nóng chảo, cho dầu ăn vào đun thật nóng rồi cho tôm vào chiên vàng xong gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
- Bước 3: Lấy lại lượng dầu vừa phải khi chiên tôm để phi tỏi cho vàng, thơm.
- Bước 4: Cho tôm đã chiên vào đảo đều, rắc thêm chút hạt tiêu hoặc chút bơ cho thơm ngậy. Cuối cùng, xếp tôm ra đĩa, rắc tỏi lên trên trang trí cho sinh động. Ăn nóng với sốt me, sốt mayonnaise hoặc gia vị chanh ớt đều được.
Những lưu ý khi ăn tôm cháy tỏi
Tôm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong não tôm chứa các thành phần quan trọng như axit amin, cephalin; các chất dinh dưỡng cần thiết khác; phần thịt tôm chứa một lượng lớn protein, carbohydrate; phần vỏ tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, phốt pho, kali… Hơn nữa, tôm cũng rất giàu protein nhưng lại chứa lượng chất béo rất thấp. Vì thế nó luôn nằm trong thực đơn của những người muốn bồi bổ mà không sợ bị béo. Tuy nhiên, dù tốt nhưng tôm nói chung mà món tôm cháy tỏi nói riêng không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, nếu thuộc những trường hợp sau đây, bạn không nên ăn món tôm cháy tỏi:
- Người đang bị hen suyễn: Khi ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản.
- Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp: Hải sản có nhiều iốt, trong đó có cả tôm, có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Người yếu bụng: Ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.
- Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp: Ăn tôm nhiều sẽ khiến cơ thể nạp lượng purine quá mức; gây lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp. Khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Người bị dị ứng hải sản: Tôm có hàm lượng protein cao, những người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hải sản. Nó sẽ xuất hiện các dấu hiệu nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm. Vì thế, khi dị ứng hải sản bạn không nên ăn tôm.