Cách ăn trứng bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch, gout

Trứng là thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng cần thiết. Các cách để chế biến món ăn từ trứng cũng rất phong phú, có thể chiên, rán, luộc, luộc, chưng cách thủy, làm nước sốt, nấu canh … Trứng là thực phẩm tốt cho sức khỏe và được coi là thực phẩm vàng trong bữa ăn. Protein trong trứng là protein tiêu chuẩn và chứa nhiều loại axit amin thiết yếu. Trứng cũng chứa nhiều lecithin – một loại chất béo tốt có thể điều chỉnh lượng cholesterol trong máu. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hiện nay có thể ăn trứng theo chế độ 4 quả trứng / tuần, vậy đối với bệnh nhân gút thì nên ăn trứng như thế nào?

Thành phần dinh dưỡng trong trứng

Trứng được coi là sự lựa chọn tuyệt vời thay thế cho nguồn đạm và dưỡng chất cần thiết từ thịt cá
Trứng được coi là sự lựa chọn tuyệt vời thay thế cho nguồn đạm và dưỡng chất cần thiết từ thịt cá

Trứng là thực phẩm có tỷ lệ các chất dinh dưỡng cân đối và tương quan với nhau. Trứng gồm hai thành phần là lòng đỏ và lòng trắng. Trong đó, lòng đỏ là nơi tập trung chủ yếu của các chất dinh dưỡng. Bao gồm 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% khoáng chất.  Theo các nghiên cứu khoa học, chất đạm trong lòng trứng có chứa các acid amin hoàn thiện nhất. Trong khi đó, lòng trắng trứng chủ yếu là nước có 10,3% đạm và một lượng rất nhỏ chất khoáng. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp các acid amin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là cho sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ.

Sử dụng trứng nhất là trứng gà vào buổi sáng. Không chỉ đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh. Như phòng bệnh về tim, về gan,  chống ung thư, tốt cho trí nhớ, mắt, làm chậm tiến trình lão hóa và giảm mỡ máu. Bên cạnh đó, trứng cũng rất giàu các axit béo omega 3 và các vitamin B như axit folic, choline, biotin… Các dưỡng chất này không chỉ giúp người bệnh hạn chế các bệnh về xương khớp. Mà còn nâng cao hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch.

Cách ăn trứng cho người bệnh tim mạch, gout

Trứng luộc không chỉ giữ được tối đa các dưỡng chất tốt mà còn ít chất béo
Trứng luộc không chỉ giữ được tối đa các dưỡng chất tốt mà còn ít chất béo

Muốn kiểm soát bệnh gout, cần giảm lượng purin ăn vào. Người bị bệnh gout nên coi trứng là thực phẩm nên có trong chế độ ăn của mình. Bởi trứng gà có chứa hàm lượng nhân purin thấp (dưới 50mg/100g thực phẩm) hơn các loại trứng khác. Nhưng hàm lượng dưỡng chất tốt cho sức khỏe lại cao nên người bị gout có thể ăn trứng gà. Tuy nhiên, để đảm bảo cân đối giữa các nhóm thực phẩm, người bị bệnh gout một tuần không nên ăn quá 7 quả trứng.

Protein trong lòng đỏ trứng gà là loại phospho protein có chứa hàng loạt acid amin. Hay bị thiếu trong các thực phẩm khác như methionin, cystein, arginin, tryptophan. Còn protein của lòng trắng trứng gà thì chủ yếu là loại đơn giản, tồn tại dưới dạng hòa tan. Ngoài trứng gà, bệnh nhân gout có thể bổ sung thêm 1 số loại trứng khác. Như trứng vịt, ngan, ngỗng, cút… để đa dạng hơn khẩu phần ăn uống.

Tuy nhiên không nên ăn trứng lộn mặc dù hàm lượng purin thấp nhưng hàm lượng cholesterol cao. Hàm lượng cholesterol cũng là một yếu tố nguy cơ đối với người bị gout. Vì vậy, người bị gout bị gút đi kèm bệnh lý tim mạch không nên ăn trứng lộn. Khi đã tiêu thụ trứng, người bị bệnh gout cần hạn chế bổ sung đạm từ các nguồn thực phẩm khác, nhất là thịt đỏ và hải sản.

Bảng khuyển nghị thêm cho người bệnh

Khuyến nghị về tiêu thụ trứng với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Nguồn Khuyến cáo
Hiệp hội tim mạch Mỹ Không có giới hạn trên cho tiêu thụ trứng và cholesterol
Hiệp hội tim mạch Úc Có thể ăn tới 6 ngày một tuần
Hiệp hội tim mạch Anh Trứng là một thực phẩm trong chế độ ăn lành mạnh
Hiệp hội tim mạch Đan Mạch Trứng là một nguồn protein và vitamin tốt; là một thực phẩm thân thiện tim mạch
Hiệp hội tim mạch New Zealand Có thể ăn tới 6 quả trứng một tuần
* Khuyến nghị có tính chất tham khảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *