Vu Lan thắng hội: Đại lễ tri ân bậc sinh thành của Phật giáo

Để chọn ra một trong những đại lễ quan trọng và có quy mô lớn nhất của Phật giáo. Thế thì không thể bỏ qua sự kiện Vu Lan thắng hội. Sự kiện này còn được gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Là thời điểm các Phật tử từ khắp mọi miền Việt Nam quy tụ về các chùa chiềng. Tại đây, họ sẽ bày tỏ lòng thành kính với bậc sinh thành. Cho dù cha mẹ của họ có còn bên cạnh hay không. Ý nghĩa của ngày đại lễ này vĩ đại và thú vị hơn những gì bạn nghĩ đấy. Đặc biệt, mỗi năm, sự kiện tôn giáo này luôn có sự tham dự của hàng triệu Phật tử.

Nguồn gốc của đại lễ Vu Lan thắng hội

Trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc ta, báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ là một trong những cảm ơn quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Ngày lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo đã trở thành ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Đại lễ Vu Lan thắng hội bắt nguồn từ nghiệp quỷ đói
Đại lễ Vu Lan thắng hội bắt nguồn từ nghiệp quỷ đói

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt. Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Vu Lan thắng hội là đại lễ Phật giáo lớn thứ 2 ở Việt Nam

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ.

Ngày lễ Vu Lan là một trong hai lễ lớn nhất của Phật giáo, nhằm báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nay không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà đã trở thành một lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội, mang đến thông điệp về lòng biết ơn và đền ơn như một biểu hiện và cư xử văn hóa đáng được con người lưu tâm, thực hiện.

Ý nghĩa cao cả của đại lễ Vu Lan

Đại lễ Vu Lan không chỉ để tỏ lòng thành kính chỉ với cha mẹ, mà còn đối với người đã khuất
Đại lễ Vu Lan không chỉ để tỏ lòng thành kính chỉ với cha mẹ, mà còn đối với người đã khuất

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Đại lễ Vu Lan kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật. Khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức. Đó là tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; Thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; Tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước. Và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người.

Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn. Để truyền thống đó luôn được bồi đắp. Ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.

Ý nghĩa của Vu Lan Bồn

Vu Lan Bồn là tiếng phiên âm từ chữ Sancrit llambhana qua chữ Trung hoa là Ôlambàna (theo Từ Hải). Về sau lại phiên âm thành Vu Lan Bồn. Vu thay cho Ô, Lan thay cho chữ Lam và Bồn thay cho chữ Bà + n (a). Vu Lan Bồn là tiếng phiên âm từ chữ Phạn nên không có nghĩa riêng từng chữ một trong Hán tự. Mặc dù mỗi chữ phiên âm đều trùng âm một chữ Hán. Nghĩa chính của chữ “Vu Lan Bồn” là “Giải thoát khỏi sự khốn khổ tột cùng” (theo các nhà Phật học và Phạn học). Do đó Lễ Vu Lan, là một nghi lễ để giải thoát khỏi sự khốn khổ vô cùng. Chứ hoàn toàn không có nghĩa là “Cứu nạn treo ngược” như đã hiểu lầm từ xưa đến nay.

Cúng lễ Vu Lan có giải được nghiệp?

Việc cung lễ Vu Lang không giúp giải được nghiệp
Việc cung lễ Vu Lang không giúp giải được nghiệp

Phật dạy Đức Mục Kiền Liên: “Thân Mẫu Tôn giả gốc rễ tội chướng kết quả quá sâu. Không phải năng lực một mình Tôn giả có thể giải cứu được. Dầu cho Tôn giả hiếu thảo khóc than vang động trời đất.  Thế nhưng mà những vị Thiên Thần, Địa Kỳ, Tà ma ngoại đạo, các vị Đạo sĩ. Và bốn Thiên Vương cũng đều không thể làm gì được. Phải nhờ uy lực của Thập phương Tăng mới được siêu thoát. Hôm nay Như Lai chỉ dạy Tôn giả cách thức cứu vớt. Để cho hết thảy những kẻ khốn khổ cùng được siêu thoát.” Theo như lời Phật dạy, chúng ta thấy rõ không có một sức mạnh nào địch nỗi nghiệp lực. Ngoại trừ uy lực của Thập phương Tăng mà thôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *