Tuyệt chiêu để chế biến tôm không bị tanh và khô cứng

Món ăn từ tôm biển luôn hấp dẫn và được ưa chuộng không những trên mâm cơm gia đình mà còn là món mồi nhâm nhi trên bàn nhậu. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon ngọt và không bị mùi tanh, chúng ta cần bỏ túi một số mẹo hay nhé. Nếu tôm không còn mùi tanh, chúng ta hoàn toàn chế biến những món ăn ngon không thể cưỡng lại từ món hải sản tuyệt cú mèo này. Còn chần chừ gì mà không thảm khảo mẹo hay dưới đây để chế biến tôm không còn mùi tanh và bị khô cứng nhé!

Một số điều cần biết về tôm

Tôm là một sinh vật rất phổ biến và bổ dưỡng. Các gia đình rất thích nấu tôm trong các bữa ăn, nhưng nhiều người bị mắc sai lầm này khi chế biến. Tôm được chia làm 2 loại: tôm sông và tôm biển. So với tôm biển thì vị của tôm sông tanh hơn. Tuy nhiên, cả 2 loại này đều chứa nhiều chất đạm, khoáng chất, canxi, kali, phốt pho,… có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người.

Cách nấu tôm cũng rất đa dạng, đơn giản nhất là món tôm hấp hoặc luộc. Nghe đơn giản nhưng nhiều người cũng gặp phải khó khăn không nhỏ khi làm món này. Vì họ nhận thấy tôm nấu chín có mùi tanh nồng, thịt cũng rất cứng.

Một số điều cần biết về tôm
Tôm được chia làm 2 loại: tôm sông và tôm biển.

Bỏ túi mẹo chế biến tôm đúng cách

Trước hết, chúng ta cần làm sạch tôm. Mọi người thường rửa tôm với nước lạnh, nhưng cách làm này không chính xác. Bạn nên dùng nước ấm khoảng 37 độ, cho một ít muối ăn vào rửa cùng. Sau đó, rút hết chỉ tôm ra.

Sau khi rút chỉ tôm hãy rửa sạch đầu tôm. Trong đầu tôm có chứa nhiều kim loại nặng và các chất cặn bã của chính nó. Vì vậy, bộ phận này rất “bẩn”, nên ngâm trong nước muối 20 phút.

Sau đó, đến bước quan trọng nhất là đun một nồi nước cho đến khi sôi. Khi nước sôi thì cho tôm vào nấu cùng. Khi nấu nhớ không cho thêm rượu nấu ăn. Tuy rượu nấu ăn có tác dụng khử tanh và cải thiện hương vị nhưng nó sẽ phá hủy cấu trúc protein trong thịt tôm, dẫn đến mùi vị rất tanh và chất lượng thịt rất cứng. Vì vậy, cách chính xác là thêm muối và gừng là được.

Nấu cho đến khi tôm chuyển sang màu đỏ như trong hình là tôm đã sẵn sàng cho ra đĩa. Lúc này, bạn có thể vắt thêm một lượng nước cốt chanh để tăng hương vị, đồng thời có tác dụng bồi bổ dạ dày và tiêu hóa thức ăn.

Cách chọn tôm tươi ngon

Quan sát thân tôm và dầu tôm

  • Tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc, tôm có thể không to và phần thịt sẽ không dày lên khác thường.
  • Muốn biết tôm có tươi ngon cứ nhìn phần chân, có hiện tượng này thì chớ mua
  • Bạn nên chọn tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn. Đầu và chân tôm phải gắn chặt với thân.
  • Vỏ tôm tươi phải bóng, trơn, sống giữa thân tôm sáng trong.
  • Không nên mua những con tôm mà phần chân đã chuyển sang màu đen vì đây là dấu hiệu cho thấy chúng đã bị hỏng.
Cách chọn tôm tươi ngon
Tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc.

Quan sát đuôi tôm

  • Kiểm tra phần đuôi tôm sẽ giúp bạn xác dịnh được độ tuơi sống của chúng.
  • Để kiểm tra độ tươi của tôm, bạn chỉ cần đưa tôm ra ánh sáng, kéo dài thân tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt.
  • Nếu phần khớp rộng chứng tỏ là tôm đã để lâu hoặc để tủ lạnh. Khớp tôm càng hẹp thì tôm càng tươi.

Hình dáng con tôm

  • Những con tôm tươi sẽ có dáng thẳng hoặc hơi cong cong. Tôm để lâu, tôm hỏng thường có thân uống thành hình tròn.
  • Cách chọn tôm theo từng loại – Tôm sú: Đây là loại tôm nuôi, có kích thước khá lớn.
  • Trước hết, tôm phải còn sống, vỏ bóng, trơn, sống giữa thân thôm tươi và trong. Như vậy tôm mới ngon, chắc thịt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *